Bạn đang ở: HomeGiới thiệuGroup1Công đoàn trường

Công đoàn trường

CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

0
0
0
s2smodern
powered by social2s

Công đoàn Trường Đại học Tây Bắc là công đoàn cơ sở, trực thuộc Công đoàn Giáo dục Việt Nam, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Đảng ủy Trường Đại học Tây Bắc. Với tổng số 513 đoàn viên,  được cơ cấu trong  20 Công đoàn bộ phận, trong đó có 10 khoa, 01 bộ môn, 9 phòng, ban, trung tâm, Trường, cụ thể:

CĐBP khoa Toán - Lý - Tin;

CĐBP  Đào tạo

CĐBP khoa Ngữ văn;

CĐBP bộ môn Tâm lý Giáo dục;

CĐBP khoa Sinh - Hóa;

CĐBP phòng HCTH - QTCSVC

CĐBP khoa Lý luận Chính trị;

CĐBP phòng TC - KTTC

CĐBP khoa Sử - Địa;

CĐBP CTCT - QLNH

CĐBP khoa Ngoại ngữ;

CĐBP phòng KHCN&HTQT;

CĐBP khoa Tiểu học - Mầm non;

CĐBP TT Giáo dục quốc phòng;

CĐBP khoa Thể dục Thể thao;

CĐBP TT Thông tin - Thư viện;

CĐBP khoa Nông - Lâm;

CĐBP TT NCKH&CGCN

CĐBP khoa Kinh tế;

CĐBP Trường TH,THCS &THPT Chu Văn An;

Đại hội đại biểu Công đoàn Trường Đại học Tây Bắc lần thứ  XXX  nhiệm kỳ 2017 - 2022 được long trọng tổ chức vào ngày 23 tháng 12 năm 2017 với sự có mặt của 143 đại biểu.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở lần thứ XXX nhiệm kỳ 2017 - 2022 gồm 15 đồng chí. 

1

Nguyễn Triệu Sơn

Chủ tịch Công đoàn cơ sở

2

Bùi Mạnh Thắng

Phó CT, Trưởng Ban TG - TĐ

3

Trần Anh Dũng

UV BTV, Trưởng BanVN-TDTT

4

Phan Thanh Hải

UV BTV, Chủ nhiệm UBKT

5

Lò Thị Mai Thu

UV BTV, Trưởng Ban Nữ công

6

Trương Ngọc Kiên

UV Ban Chấp hành

7

Nguyễn Thị Thu Lan

UV Ban Chấp hành

8

Đoàn Thị Thùy Linh

UV Ban Chấp hành

9

Phạm Thị Đỉnh

UV Ban Chấp hành

10

Lê Thị Hà

UV Ban Chấp hành

11

Nguyễn Thị Mỹ

UV Ban Chấp hành

12

Lại Trang Huyền

UV Ban Chấp hành

13

Mai Văn Tám

UV Ban Chấp hành

14

Nguyễn Thị Hồng Thịnh

UV Ban Chấp hành

15

Nguyễn Hoài Thanh

UV Ban Chấp hành

Công đoàn cơ sở Trường thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng của tổ chức Công đoàn, cụ thể:

  1. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Vận động đoàn viên và người lao động nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ.
  2. Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ công chức viên chức; cử đại diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết lợi ích của đoàn viên và người lao động. Hướng dẫn, giúp đỡ người lao động giao kết hợp đồng lao đồng, hợp đồng làm việc. Cùng với Hiệu trưởng, cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của đoàn viên, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội trong đoàn viên, người lao động.
  3. Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm quyền lợi của đoàn viên, người lao động. Đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phát hiện và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết các tranh chấp lao động và thực hiện các quyền của công đoàn cơ sở theo quy định.
  4. Tổ chức, vận động đoàn viên, người lao động thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, tham gia quản lý đơn vị, cảii tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nâng cao chất lượng hiệu quả công tác.
  5. Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.
  6. Quản lý tài chính, tài sản công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.