04282025Thứ 2
Last updateThứ 2, 26 10 2020 11am

DỰ ÁN SFIRIA TỔ CHỨC SEMINAR “TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU TẠI SƠN LA”

0
0
0
s2smodern
powered by social2s

Dự án SFIRIA “Hỗ trợ cải thiện thu nhập cho người nông dân thông qua tái thiết nông nghiệp tổng hợp khu vực đồi núi”, do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ với sự hỗ trợ của Tỉnh Sơn La và Thành phố Kasama (Nhật Bản). Dự án được thực hiện tại bản Thẳm, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La và bản Tây Hưng, xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu, Sơn La trong thời gian từ tháng 1/2016 – tháng 3/2018.

Ngày 6/10/2016 Dự án đã tổ chức buổi Seminar với chủ đề “Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau tại Sơn La” tại Phòng 103D. Tham gia buổi Seminar có ông Tomohiro Tabata – Điều phối viên Dự án phía Nhật Bản; về phía Ban Quản lý Dự án SFIRIA có ông Hoàng Văn Thảnh – Phó Trưởng Phòng Khoa học công nghệ & Hợp tác quốc tế, Quản lý Dự án; Ông Nguyễn Văn Khoa – Phó Trưởng Khoa Nông – Lâm, thành viên BQL Dự án; ông Đào Hữu Bính – Phó Giám đốc Trung tâm NCKH&CGCN, thành viên BQL Dự án; ông Đặng Văn Công – Điều phối viên Dự án phía Việt Nam và các cán bộ, giảng viên tham gia Dự án. Đặc biệt là sự có mặt của đại diện hai Bản triển khai Dự án: ông Lương Quốc Huy – Trưởng bản Tây Hưng (xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu), ông Lèo Văn Long – Trưởng bản Thẳm (phường Chiềng Sinh, TP Sơn La).

Các thành viên tham gia buổi seminar

Tại buổi Seminar, các giảng viên, cán bộ của nhóm Thị trường đã trình bày báo cáo kết quả khảo sát người sản xuất, người tiêu dùng và người bán hàng tại Sơn La. Các báo cáo đã chỉ ra được thực trạng sản xuất rau tại Sơn La đang ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún, người dân còn sử dụng nhiều hóa chất (phân hóa học và thuốc BVTV); mức độ am hiểu về sản phẩm rau an toàn chưa cao; Tỷ lệ người tiêu dùng có sử dụng sản phẩm rau an toàn thấp (50%) và mức độ sử dụng chưa thường xuyên, chưa biết cách nhận biết sản phẩm rau an toàn, mua sản phẩm dựa vào màu sắc sản phẩm, sự quen biết và lòng tin; Số lượng các cửa hàng kinh doanh rau an toàn chưa nhiều (tại thời điểm thực hiện khảo sát thì chỉ có 1 cửa hàng), đa phần các cửa hàng có quy mô nhỏ, các loại rau được bày bán không rõ nguồn gốc, không có chứng nhận rau an toàn; giữa người tiêu dùng, người sản xuất và người kinh doanh chưa có sự liên kết với nhau.

Giảng viên Đỗ Thu Hằng (Khoa Kinh tế), thành viên nhóm Thị trường báo cáo kết quả khảo sát người tiêu dùng.

Sau phần trình bày báo cáo, các thành viên tham gia Seminar đã có nhiều ý kiến thảo luận sổi nổi. Các ý kiến đều tập trung phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ rau tại Sơn La hiện nay và đưa ra các giải pháp nhằm khuyến khích người dân quan tâm hơn đến sản xuất rau an toàn, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm liên kết các hộ sản xuất với nhau, liên kết người sản xuất với người kinh doanh, có phương pháp quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng.

Đại diện bản Thẳm và bản Tây Hưng cũng đóng góp nhiều ý kiến để Ban Quản lý Dự án xem xét trong các hoạt động tiếp theo như: Dự án tiếp tục hướng dẫn người dân kỹ thuật canh tác giảm sử dụng thuốc BVTV và phân bón hóa học; hỗ trợ thành lập Tổ hợp tác hoặc Hợp tác xã; hình thành cửa hàng tiêu thụ sản phẩm tại địa phương theo mô hình của Nhật Bản; giúp đỡ người dân các thủ tục để được cấp chứng nhận vùng sản xuất an toàn và sản phẩm an toàn.

 

Giảng viên Đặng Thị Huyền Mi và Nguyễn Hà Bảo Ngọc (Khoa Kinh tế), báo cáo kết quả khảo sát người bán hàng và người sản xuất.

Thông qua các báo cáo và các ý kiến thảo luận, nhóm Thị trường đã đề ra một số hoạt động triển khai trong thời gian tới. Ban Quản lý Dự án cũng xem xét thảo luận với chuyên gia Nhật Bản để điều chỉnh một số hoạt động cho phù hợp nhằm giúp cho người nông dân tại hai bản nâng cao nhận thức, áp dụng kỹ thuật canh tác và tiêu thụ sản phẩm được tốt hơn.