07012025Thứ 3
Last updateThứ 2, 26 10 2020 11am

DỰ ÁN SFIRIA TỔ CHỨC TẬP HUẤN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHI PHÍ SẢN XUẤT CHO NÔNG DÂN TẠI VÙNG TRIỂN KHAI DỰ ÁN

0
0
0
s2smodern
powered by social2s

Dự án SFIRIA “Hỗ trợ cải thiện thu nhập cho người nông dân thông qua tái thiết nông nghiệp tổng hợp khu vực đồi núi”, do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ, trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác giữa Thành phố Kasama (tỉnh Ibaraki, Nhật Bản) và tỉnh Sơn La cùng các bên liên quan. Tổ chức IFPaT phối hợp với Trường Đại học Tây Bắc và các đối tác địa phương triển khai thực hiện Dự án tại bản Thẳm, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La và bản Tây Hưng, xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu, Sơn La trong thời gian từ tháng 1/2016 – tháng 3/2018.

Ngày 14/9/2016 Dự án đã tổ chức lớp tập huấn sản xuất rau an toàn và phương pháp tính chi phí sản xuất cho 14 hộ nông dân tại bản Thẳm và 10 hộ nông dân tại bản Tây Hưng. Tham gia giảng dạy tại lớp tập huấn có ông Nguyễn Mạnh Hùng – Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Sơn La, ông Nguyễn Văn Phú – Chi cục Kiểm định chất lượng Nông – Lâm – Thủy sản tỉnh Sơn La, ông Phan Nam Giang và bà Nguyễn Thị Thu Hiền – Trung tâm Đào tạo & Dịch vụ kinh tế (Trường Đại học Tây Bắc); về phía Chuyên gia Nhật bản có ông Sakurai Hai – Đồng giám đốc Tổ chức IFPaT, ông Kyojin Mima – Đồng Giám đốc Tổ chức IFPaT, ông Tomohiro Tabata – Điều phối viên Dự án phía Nhật Bản; về phía Ban Quản lý Dự án SFIRIA có ông Đặng Văn Công – Điều phối viên Dự án phía Việt Nam, ông Đào Hữu Bính – Thành viên Ban Quản lý Dự án và một số cán bộ, giảng viên Trường Đại học Tây Bắc.

Tại bản Thẳm, các hộ nông dân đã được tập huấn về quy trình sản xuất rau an toàn VietGAP và phương pháp tính chi phí sản xuất. Tại bản Tây Hưng, các hộ nông dân đã được tập huấn về Vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình sản xuất rau an toàn VietGAP và phương pháp tính chi phí sản xuất.

 

Lớp tập huấn tại bản Thẳm, phường Chiềng Sinh, Thành phố Sơn La.

 

Lớp tập huấn tại bản Tây Hưng, xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu, Sơn La

Thông qua lớp tập huấn này người nông dân đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm an toàn và tuân thủ các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; nắm bắt được các nội dung chính của quy trình sản xuất rau an toàn VietGAP; biết cách tính toán chi phí sản xuất, từ đó có kế hoạch sản xuất phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Dự án SFIRIA hi vọng hoạt động Tập huấn cùng với các hoạt động khác của Dự án như hoạt động Xây dựng mô hình; Bảo vệ thực vật & Bảo quản chế biến; Thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp người nông dân thay đổi nhận thức, thay đổi tư duy sản xuất, áp dụng các kỹ thuật mới để tạo ra các sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và an toàn với môi trường, đồng thời có giải pháp tiêu thụ sản phẩm ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao.