05162024Thứ 5
Last updateThứ 2, 26 10 2020 11am

Dự án TBU - JICA tổ chức Hội thảo chia sẻ thông tin phát triển chương trình đào tạo

0
0
0
s2smodern
powered by social2s

    Ngày 17/6/2013 tại Phòng họp 2 Nhà điều hành Trường Đại học Tây Bắc, Dự án TBU-JICA đã tổ chức hội thảo “Chia sẻ thông tin phát triển chương trình đào tạo ”. Hơn 40 giảng viên, cán bộ Khoa Nông Lâm, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông Lâm nghiệp Tây Bắc tham gia Hội thảo. Tới dự Hội thảo còn có sự tham gia của Giáo sư Yoshihiko Nishimura – Cố vấn trưởng Dự án, Ông Hideo Ito – Điều phối viên phía Nhật Bản, Ông Cao Đình Sơn, Phó trưởng Phòng Đào tạo, Ông Hoàng Văn Thảnh, Phó trưởng Phòng Khoa học, Công nghệ và Hợp tác Quốc tế. TS. Đoàn Đức Lân , Phó Hiệu trưởng, Giám đốc Dự án chủ trì Hội thảo.

 

htptctdt

 

    Báo cáo thứ nhất: Ông Hoàng Văn Thảnh trình bày kết quả làm việc với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (HUA) về kết quả tư vấn chỉnh sửa chương trình đào tạo ngành Khoa học cây trồng và Bảo vệ thực vật. Nội dung báo cáo nêu bật các vấn đề như: Số học phần tự chọn chiếm khoảng hơn 10% tổng số học phần là phù hợp, số tín chỉ học phần tiếng Anh, theo các chuyên gia tư vấn, 15 tín chỉ là cao, sự khác nhau về các môn học giữa các ngành học tối thiểu là 25%. Trong 150 tín chỉ có: khối kiến thức đại cương chung 50 tín chỉ; kiến thức cơ sở ngành 31 tín chỉ, kiến thức bổ trợ 10 tín chỉ (4 tín chỉ bắt buộc, 6 tín chỉ tự chọn) và kiến thức chuyên ngành 59 tín chỉ (49 tín chỉ bắt buộc, 10 tín chỉ tự chọn). Tên một số môn thay đổi phù hợp giữa 2 ngành BVTV và Nông học; tách một số học phần thành 2, ví dụ: Môn cây lương thực được tách thành: Cây lương thực 1, cây lương thực 2. Về nội dung thực tập cuối khóa: Bắt buộc với tất cả các sinh viên. Những trường hợp đặc biệt (do Hiệu trưởng quyết định) và học 10 tín chỉ thay thế.

    Báo cáo thứ hai: Ông Lê Văn Hà trình bày kết quả làm việc với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội về việc tư vấn chỉnh sửa chương trình đào tạo ngành Chăn nuôi. Với sự tư vấn của TS. Bùi Trần Anh Đào –  Phó Ban đào tạo Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, nhóm đã tiếp thu được nhiều nội dung mới, cụ thể khung chương trình đề xuất như sau: Phần kiến thức đại cương 50 tín chỉ, phần kiến thức cơ sở ngành 32 tín chỉ, phần kiến thức chuyên ngành 58 tín chỉ và phần kiến thức bổ trợ 10 tín chỉ. Một vấn đề khác đươc đưa ra đó là học phần tiếng Anh 15 tín chỉ là nhiều, nên quy định chuẩn đầu ra và để ở mức 10 tín chỉ là phù hợp.

 

htptctdt1

 

    Báo cáo thứ ba: Ông Nguyễn Tiến Dũng trình bày kết quả làm việc với Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (VFU) về việc tư vấn chỉnh sửa chương trình đào tạo ngành Lâm sinh và Quản lý tài nguyên. Đại diện nhóm chuyên gia có ý kiến chung về hai chương trình đề nghị tư vấn sửa đổi: cần bám sát chương trình khung ban hành theo Thông tư 09/2011/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 2 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những môn học đã quy định tại Thông tư này cần giữ nguyên số tín chỉ tối thiểu, không được thấp hơn quy định chung. Về các học phần kiến thức cơ sở ngành, nên xem xét lại một số học phần, điều chỉnh tên môn, sắp xếp cho phù hợp: Thống kê toán học, rèn nghề, môi trường và phát triển lâm nghiệp. Khối kiến thức chuyên ngành: điều chỉnh số tín chỉ, vị trí của một số môn học như GIS. Khối kiến thức tự chọn: Nên đưa một số môn học từ phần bắt buộc sang phần tự chọn, bổ sung một số môn mới để tăng cơ hội, mở rộng sự lựa chọn cho sinh viên. Về thực tập nghề nghiệp và thực tập cuối khoá: Nên để từ 2 đến 3 đợt thực tập nghề nghiệp. Sinh viên tự di chuyển đến địa điểm thực tập, có giảng viên hướng dẫn thực tập. Thực tập cuối khoá cần bám sát quy định theo Quy chế 43 (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐTngày 15/8 /2007). Số sinh viên làm khoá luận tốt nghiệp nên quy định theo tỉ lệ %, không nên theo điểm học tập. Cần có lựa chọn khác là học thay thế khoá luận tốt nghiệp (5 học phần tương đương 10 tín chỉ cho những sinh viên không được làm hoặc không muốn làm khoá luận tốt nghiệp).

    Ông Cao Đình Sơn có ý kiến như: Cần thống nhất các môn chung của các ngành đào tạo để thuận lợi cho việc liên thông ngang. Nên để lại môn Vật lý của ngành Khoa học cây trồng và Bảo vệ thực vật. Tên học phần cần phải bám sát theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thuận lợi cho việc liên thông giữa các trường. Sinh viên ra trường phải làm việc ở các vị trí công việc khác nhau vì vậy cần phải có nhiều môn học bổ trợ ở các chuyên ngành khác nhau để mở rộng kiến thức cho sinh viên.

    TS. Đoàn Đức Lân khẳng định ý nghĩa của việc mời chuyên gia tư vấn từ HUA và VFU, đồng thời giải thích sự cần thiết của việc tăng số tín chỉ của toàn bộ chương trình (150 TC) và số TC của học phần tiếng Anh. Khi thiết kế các chương trình chi tiết, các giảng viên cần chú ý đến thời lượng thực hành, thực tập, thảo luận, seminar, tự học…để tăng cường rèn luyện cho ngưiờ học những kỹ năng cần thiết. Ông cho rằng  việc đưa một số học phần kinh tế vào chương trình đào tạo ngành Nông Lâm là cần thiết, đào tạo cán bộ  kỹ thuật có kiến thức về thị trường sẽ làm cho tư duy được mở rộng hơn. Một cán bộ kỹ thuật cần có kiến thức toàn diện vì đó là yêu cầu thực tế của công việc. Ông nhắc lại các chương trình tập huấn về chuỗi giá trị, kinh tế nông nghiệp của Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) dành cho Khoa Nông Lâm - Kinh tế (trước đây) vào những năm 2006 - 2008.

    Báo cáo thứ tư: Giáo sư Nishimura chia sẻ kinh nghiệm phát triển chương trình đào tạo. Ở Nhật Bản trung bình mất khoảng 2-3 năm để có được 1 chương trình thống nhất, càng thảo luận càng nhiều càng tốt. Tổng số tín chỉ sinh viên phải tích lũy là 130 tín chỉ, đây là hướng dẫn từ Bộ Giáo dục, có những trường lựa chọn từ 140 – 160 tín chỉ. Ở Nhật Bản có hơn 500 trường đại học, trong đó khoảng hơn 100 trường đại học công lập còn lại là của tư nhân. Một chương trình đào tạo tốt có vai trò quan trọng thu hút sinh viên, sinh viên có thể tham khảo chương trình qua website của Nhà trường. 

 

htptctdt2

 

    Việc xây dựng chương trình khung cần quan tâm đến các vấn đề như: Thể hiện được quan điểm giảng dạy và chuẩn đầu ra của mỗi trường. Đây là những nét riêng, nét khác biệt dựa trên quy định chung, sự khác biệt sẽ được thể hiện trong chương trình đào tạo.

    Trong một môn học sinh viên sẽ được học tập dưới nhiều hình thức lên lớp khác nhau, trong đó phổ biến là: Bài giảng lý thuyết cơ bản, bài giảng lý thuyết chuyên ngành, tổ chức seminra và các bài thực hành. Số lượng các buổi học dưới hình thức seminra và thực hành sẽ tăng dần vào các kỳ theo thời gian học (Tổng số có 8 học kỳ).

    Đối với các tiết học lý thuyết: 1 tiết học có thời lượng 90 phút, 15 tiết được tính là 2 tín chỉ. Đối với các tiết học được tổ chức dưới hình thức bài thực hành, seminra: 1 tiết học có thời lượng 90 phút, 15 tiết được tính là 1 tín chỉ. Sinh viên Nhật Bản học rất nhiều vào năm 1 và 2, năm thứ 3 trở đi bắt đầu các hoạt động nghiên cứu và thực nghiệm tại các phòng thí nghiệm. Từ năm thứ 1-3 sinh viên có thể hoàn thành 90% yêu cầu số tín chỉ cho toàn khóa, năm cuối học 10% số lượng tín chỉ chủ yếu là thực hành, thực nghiệm.

    Về việc xây dựng chương trình chi tiết, Giáo sư Nishimura cho biết đề cương bài giảng rất quan trọng, trong đề cương cần thể hiện các nội dung cơ bản như: Thời gian, địa điểm thực hiện môn học; mục tiêu của môn học; nội dung và phương pháp giảng dạy; phương pháp đánh giá môn học; kế hoạch giảng dạy và cuối cùng là giáo trình và tài liệu tham khảo.

    Mọi thông tin về đề cương chi tiết môn học được đăng tải trên website của Nhà Trường, sinh viên sẽ nắm được các nội dung chi tiết của môn học và từ đó có định hướng cho việc học tập. Giáo sư đã lấy ví dụ môn học “Phát triển nông thôn” để trình bày cụ thể một đề cương chi tiết môn học.

    Thông qua bài trình bày của Giáo sư Nishimura,  TS. Đoàn Đức Lân nhấn mạnh: Giáo sư đã chọn 1 môn chung là môn “Phát triển nông thôn” làm ví dụ để chúng ta dễ hiểu  việc xây dựng một môn học cần chú ý những khía cạnh như: Tính khái quát, tính đặc trưng, tính cập nhật, thời sự. Đề cương môn học này đã thể hiện mục tiêu giúp cho người học hình thành những tri thức về phát triển nông thôn trong bối cảnh quốc tế, tình hình cụ thể của Nhật Bản với các mốc thời gian sau Thế chiến 2, sự tái thiết sau chiến tranh, các vấn đề hiện tại và tầm nhìn cho tương lai. Ông liên hệ việc tiếp thu những kinh nghiệm mà Giáo sư chia sẻ để vận dụng vào một số học phần cụ thể: Khí tượng, Quản lý lưu vực, Cây ăn quả…

    Kết thúc Hội thảo, TS. Đoàn Đức Lân tổng kết những ý kiến thảo luận mà Hội thảo đã đạt được, khẳng định những chia sẻ của Giáo sư Nishimura là rất hữu ích cho việc phát triển khungchương trình đào tạo và chương trình đào tạo chi tiết cho các ngành học Khoa Nông – Lâm.