Bạn đang ở: HomeKhoa học - Công nghệThông báo – Tin tức – Sự kiệnSeminar “Thực trạng và định hướng phát triển kinh tế các tỉnh Tây Bắc, Việt Nam”

Seminar “Thực trạng và định hướng phát triển kinh tế các tỉnh Tây Bắc, Việt Nam”

0
0
0
s2smodern
powered by social2s

Tiếp nối thành công của Seminar “Du lịch Sơn La: Thực trạng và định hướng phát triển”, sáng ngày 30/3/2014, tại Hội trường A2, trường Đại học Tây Bắc, khoa Kinh tế đã tổ chức Seminar “Thực trạng và định hướng phát triển kinh tế các tỉnh Tây Bắc, Việt Nam”.

 

Về phía khách mời tham gia Seminar có Ông Hoàng Trí Thức – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La (Nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc). Về phía Trường Đại học Tây Bắc có TS. Đinh Thanh Tâm, Phó Hiệu trưởng Nhà trường và toàn thể CBGV, sinh viên khoa Kinh tế.

Ông Hoàng Trí Thức – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La (Nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc)

trình bày báo cáo về thực trạng và định hướng phát triển kinh tế các tỉnh Tây Bắc

Được tổ chức trong bầu không khí thân mật và cởi mở, buổi Seminar đã đem lại nhều kiến thức và thông tin bổ ích về các vấn đề kinh tế trong khu vực cho các CBGV và sinh viên tham dự với báo cáo của ông Hoàng Trí Thức về thực trạng và định hướng phát triển kinh tế các tỉnh Tây Bắc hiện nay.

Phần đầu bài báo cáo ông Hoàng Trí Thức đã trình bày rất đầy đủ về đặc điểm tình hình vùng Tây Bắc với những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Tiếp đến, ông đã phân tích rõ thực trạng kinh tế tại khu vực và cho thấy trong thời gian qua, các tỉnh vùng Tây Bắc đã có bước chuyển biến về mọi mặt. Theo ông, khu vực Tây Bắc có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế trên mọi ngành nghề, lĩnh vực. Đặc biệt, chúng ta nên đầu tư vào một số ngành nghề trọng tâm nhờ những điều kiện tự nhiên sẵn có trồng cây cà phê, chế biến lâm sản, thủy điện, du lịch... Đối với phát triển du lịch cộng đồng, cần phải tạo ra sự khác biệt bằng nét văn hoá riêng của địa phương để thu hút du khách. Bên cạnh đó, tại khu vực, sự phát triển của văn hóa-xã hội có tiến bộ đáng kể khi mọi mặt đời sống được nâng cao. Giáo dục, y tế, an ninh được quan tâm chú trọng. Nhiều nét đẹp văn hóa mang bản sắc của vùng núi Tây Bắc vẫn được tiếp nối và phát huy. Đó đều là những cơ hội và thách thức dành cho thế hệ thanh niên trong việc xây dựng và phát triển quê hương.

  Đối với vấn đề về định hướng phát triển kinh tế của các tỉnh Tây Bắc, ông nhấn mạnh, trong thời gian tới các tỉnh Tây Bắc sẽ tiếp tục đẩy nhanh  quá trình phát triển kinh tế - xã hội để bắt nhịp với nhịp độ phát triển chung của cả nước; tập trung đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng để khoảng cách xuôi ngược được thu hẹp lại. Phát triển khoa học công nghệ trong quản lý nhà nước và các ngành công nghiệp, nông nghiệp của vùng. Đồng thời, tiếp tục khai thác thế mạnh về tài nguyên đất đai, khí hậu, khoáng sản, thuỷ điện... Đẩy mạnh phát triển thương mại địa phương, phát triển du lịch và tận dụng lợi thế về cửa khẩu để phát triển các ngành kinh tế và biến tiềm năng thành thế mạnh. Ông cho rằng để thực hiện được những mục tiêu đưa ra thì nhân tố quan trọng nhất chính là nhân tố con người, mà trước hết là tầng lớp sinh viên, thế hệ kế cận xây dựng và bảo vệ vùng miền, tổ quốc.

Ngoài bài báo cáo rất công phu và cuốn hút, ông Hoàng Trí Thức cũng đã có những chia sẻ chân thành và quý báu với CBGV và sinh viên Khoa Kinh tế về kinh ngiệm công tác cũng như những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Theo ông, để có được thành công, mỗi người cần thật sự nhiệt huyết và tận tâm với chính công việc mình đang làm.

Kết thúc buổi Seminar, thay mặt Nhà trường, TS. Đinh Thanh Tâm, Phó Hiệu trưởng nhà trường đã gửi lời cảm ơn tới khách mời, các giảng viên và các em sinh viên đã quan tâm tới và tham dự với những chia sẻ hết sức thiết thực và hấp dẫn, tạo điều kiện để sinh viên và giảng viên tháo gỡ những vướng mắc trong học tập, nghiên cứu khoa học và có những định hướng nghiên cứu về các vấn đề kinh tế đang được quan tâm trong khu vực Tây Bắc.

Các khách mời chụp ảnh lưu niệm cùng CBGV và sinh viên tham dự Hội thảo

Qua buổi Seminar, cán bộ giáo viên cùng toàn thể sinh viên khoa Kinh tế nói riêng và Đại học Tây Bắc nói chung đã thu nhận được nhiều ý kiến bổ ích cho công tác học tập và nghiên cứu, và nhận thức rõ ràng hơn trách nhiệm của mình trong việc kiến thiết quê hương, đưa Tây Bắc thực sự trở thành “Viên ngọc ngày mai của Tổ quốc” như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói.