คุณอยู่ที่: HomeKhoa học - Công nghệSeminar – Hội nghị, Hội thảo – Tập huấnHội thảo hoạt động khoa học và công nghệ nâng cao chất lượng đào tạo

Hội thảo hoạt động khoa học và công nghệ nâng cao chất lượng đào tạo

0
0
0
s2smodern
powered by social2s

Sáng ngày 07/06/2014 tại Hội trường A2, trường Đại học Tây Bắc đã tổ chức thành công Hội thảo “Hoạt động khoa học và công nghệ nâng cao chất lượng đào tạo”.

 Đến tham gia Hội thảo có Giáo sư Yoshihiko Nishimura đến từ đại học Ryukyu - Cố vấn trưởng Dự án JICA-TBU; về phía Nhà trường có: TS. Đinh Thanh Tâm – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Đoàn Đức Lân - Phó Hiệu trưởng; TS. Nguyễn Triệu Sơn - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Nhà trường; đại diện các đơn vị, các TS, NCS và các giảng viên quan tâm.

TS. Đoàn Đức Lân - Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu đề dẫn tại Hội thảo

Mở đầu Hội thảo, TS. Vũ Trọng Lưỡng – Trưởng Phòng KHCN&HTQT trình bày báo cáo “Tổng kết những thành tựu trong hoạt động KHCN giai đoạn 2009 – 2014 và phương hướng hoạt động KHCN giai đoạn 2014 – 2015”. Nghiên cứu khoa học công nghệ là một trong hai hoạt động chính của trường đại học, nó quyết định thương hiệu và uy tín của Nhà trường.

Giai đoạn 2009 – 2014, Trường đã và đang triển khai thực hiện được:

Đề tài cấp Bộ: từ 2009 – 2014, cán bộ giảng viên Nhà trường đã triển khai 18 đè tài cấp Bộ với tổng kinh phí 4.845 triệu đồng. Đặc biệt, số lượng đề tài được tuyển chọn thực hiện và kinh phí hỗ trợ qua mỗi năm đều có sự tăng đáng kể so với các năm trước. Năm 2013, chỉ có 1 đề tài được tuyển chọn với mức kinh phí hỗ trợ là 200 triệu đồng, năm 2014 đã có 6 đề tài với kinh phí 2.530 triệu đồng. Đặc biệt, tính đến tháng 5/2015 Trường ta có 11 đề xuất được lọt vào vòng tuyển chọn đề tài cấp Bộ thực hiện năm 2015 với mức kinh phí dự kiến là 5tỷ đồng.

Đề tài cấp Tỉnh: giai đoạn 2009 – 2014, Trường đã và đang triển khai thực hiện được 16 đề tài cấp Tỉnh với tổng kinh phí hơn 12 tỷ.

Đề tài cấp cơ sở: Cán bộ giảng viên Nhà trường đã thực hiện 139 đề tài với tổng kinh phí lên đến 1.601 tỷ đồng. Từ năm học 2009 – 2010 đến năm học 2010 – 2011 trung bình mỗi đề tài được hỗ trợ kinh phí 6 triệu đồng/đề tài. Bắt đầu từ học 2011 – 2012 kinh phí hỗ trợ tăng lên trung bình là 15 triệu đồng/đề tài. Đặc biệt, có những đề tài trọng điểm được nhà trường đặt hàng với mức 40 – 45 triệu đồng/đề tài.

Nhà trường đã tổ chức cho sinh viên NCKH với 500 đề tài, trong đó có 10 đề tài đạt giải thưởng “sinh viên nghiên cứu khoa học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo”. Kết quả nghiệm thu, đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học của giáo viên, sinh viên luôn đạt 100% loại khá trở lên, trong đó có trên 50% đề tài được xếp loại xuất sắc. Nhiều cán bộ giảng viên Nhà trường vinh dự nhận được các giải thưởng như VIFOTECH, sáng tạo trẻ, công trình khoa học xuất sắc...

Giáo sư Yoshihiko Nishimura có bài trình bày về “ Vai trò của nghiên cứu khoa học trong các trường đại học tại Nhật Bản”. 

Tiếp theo, Giáo sư Yoshihiko Nishimura có bài trình bày về “ Vai trò của nghiên cứu khoa học trong các trường đại học tại Nhật Bản”. GS làm sáng tỏ vấn đề thông qua 2 vấn đề chính:

- Giảng viên và nhà nghiên cứu có thể tìm được nguồn kinh phí cũng như chủ điểm cho hoạt động nghiên cứu của mình (trọng tâm là vai trò của các GS đại học và cách thức tìm nguồn quỹ cho hoạt động nghiên cứu).

- Một số thông tin về quy trình để thực hiện 1 dự án nghiên cứu tại Đại học Ryukyu thuộc đảo Okinawa của Nhật Bản.

GS Nishimura Yoshihiko còn giới thiệu, phân tích “khung hoạt động của Giáo sư đại học và khung đánh giá hoạt động”, trong đó hoạt động NCKH rất được chú trọng.

Hoạt động

Chỉ tiêu

Tiêu chí

Đánh giá

Dạy học

30%

Số lượng bài giảng, sử dụng phương pháp truyền đạt hiệu quả

+++++

Nghiên cứu

40%

Bài đăng tạp chí, chất lượng bài đăng, khả năng xin tài trợ

++++++

Chuyển giao

10%

Số lượng dự án, số người tham gia

++

Đóng góp cho Trường ĐH

20%

Công tác quản lý

+++++++++

Việc khai thác sao cho hiệu quả trạm dừng nghỉ ven đường cũng là 1 vấn đề chúng ta nên quan tâm. Tại Nhật Bản, các sản phẩm đặc trưng của địa phương đều được trưng bày – giới thiệu và buôn bán trao đổi tại các trạm dừng nghỉ này. Dọc quốc lộ 6 đoạn Hà Nội – Sơn La chúng ta cũng có 1 trạm dừng nghỉ tại khu vực huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình), tuy nhiên chưa được khai hiệu quả.

TS. Hoàng Ngọc Anh – Trưởng khoa Toán – L‎‎ý – Tin giới thiệu những kết quả, bài học kinh nghiệm

cũng như một số định hướng để gắn liền giữa công tác NCKH và công tác đào tạo.

Đặc biệt rất đáng tự hào khi Khoa Toán – L‎‎ý – Tin nói riêng cũng như Nhà trường nói chung trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực KHCN: có 03 bài báo về công trình nghiên cứu của Giảng viên đăng trên các tạp chí Quốc tế được nhận giải thưởng (của các đồng chí: Vũ Trọng Lưỡng, Vũ Việt Hùng, Mai Anh Đức). Hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu mỗi năm từ 15 – 20 đề tài, trong đó 80% xếp loại giỏi trở lên, có 03 đề tài của sinh viên đạt giải Ba sinh viên NCKH cấp Bộ, 09 đề tài đạt giải khuyến khích cấp Bộ.

Ngoài ra, còn có các báo cáo tham luận “ Nghiên cứu khoa học nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học” của đồng chí TS. Nguyễn Văn Hồng – Trưởng Phòng Đào tạo sau đại học; “tự học, tự nghiên cứu – yếu tố quyết định chất lượng đầu ra của sinh viên Khoa Sử - Địa trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ” – TS. Phạm Văn Lực – Trưởng khoa Sử - Địa.

Các đại biểu tham gia Hội thảo cũng trao đổi rất sôi nổi các vấn đề liên quan đến nâng cao chất lượng đào tạo cũng như công tác NCKH nâng cao năng lực của giảng viên cũng như sinh viên toàn trường; nên chăng chúng ta nên tổ chức Hội thảo tăng cường hoạt động của Trung tâm Thông tin Thư viện, khuyến khích sinh viên yêu thích và có thói quen đọc sách...

TS. Đoàn Đức Lân đã kết luận Hội thảo và gửi lời cám ơn chân thành tới các vị đại biểu khách mời cũng như toàn thể giảng viên tham gia Hội thảo đã chú ý lắng nghe, có những đóng góp có giá trị để hoạt động khoa học công nghệ tiếp tục thành công hơn nữa, vì sự nghiệp phát triển của Nhà trường.