You are here: HomeGiới thiệuGroup1Giới thiệu chungLịch sử phát triểnLịch sử Trường Đại học Tây Bắc (Phần 3)

Lịch sử Trường Đại học Tây Bắc (Phần 3)

0
0
0
s2smodern
powered by social2s

Sự thành lập Trường Đại học Tây Bắc và quá trình phát triển của nhà trường từ 2001 đến 2010

          3.1. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của địa phương và sự thành lập Trường Đại học Tây Bắc

Bước vào thế kỷ XXI, sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là sự bùng nổ của thông tin đã mang đến cho các dân tộc nhiều vận hội để thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng, trong quá trình hội nhập, các dân tộc cũng phải đối mặt với không ít những hiểm hoạ và thách thức. Hoà nhập nhưng không bị hoà tan là mục tiêu của các nước đang phát triển như nước ta.

Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Tây Bắc đạt được những thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực. Cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại được cải thiện đáng kể; nền kinh tế đang từng bước có sự chuyển dịch từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ cấu kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Đời sống của người lao động không ngừng được cải thiện. Các lĩnh vực văn hoá giáo dục, y tế có nhiều chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, đến năm 2000, Tây Bắc vẫn là địa phương nghèo nhất của cả nước. Cơ sở hạ tầng tuy đã được cải thiện nhưng sự giao lưu trao đổi giữa các địa phương trong vùng và giữa Tây Bắc với các tỉnh miền xuôi vẫn hết sức khó khăn. Tính đến năm 2000, cả khu Tây Bắc mới có 3 cơ sở sản xuất có vốn đầu tư của nước ngoài nhưng vẫn chưa được đưa vào sản xuất. Thu nhập bình quân đầu người thuộc loại thấp nhất trong cả nước, toàn khu mới chỉ đạt khoảng 142 USD/người/năm, trong đó Sơn La 127 USD/người, Lai Châu 145 USD/người... Nếu so sánh GDP bình quân đầu người của Tây Bắc với GDP bình quân đầu người của cả nước thì mới chỉ bằng trên 1/3; so với một số nước trong khu vực như Thái Lan chưa bằng 1/10, và GDP của Malaixia gần gấp 20 lần GDP bình quân đầu người của Tây Bắc (Năm 1998, GDP của Thái Lan là 1600 USD/người, Malaixia là 3400 USD/ người, Việt Nam là 370 USD/người). Nhiều địa phương của Tây Bắc như Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Mường La (Sơn La), Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tủa Chùa (Lai Châu), thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt trên dưới 100 USD/ người/năm.

BẢNG THỐNG KÊ TỶ LỆ HỘ NGHÈO CÁC KHU VỰC TRONG CẢ NƯỚC

Khu vực

Năm 1993 (%)

Năm 1998 (%)

Tây Bắc

81,0

73,4

Tây Nguyên

70,0

52,4

ĐB sông Cửu Long

47,1

36,9

Đông Bắc

86,1

62,0

ĐB Sông Hồng

62,1

29,3

DH Bắc Trung bộ

74,5

48,1

DH Nam Trung bộ

47,2

34,5

(Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê)

Tây Bắc còn là địa phương có trình độ dân trí thấp nhất cả nước. Tính đến năm 2000, ở Tây Bắc vẫn còn 1/3 số xã chưa được phủ sóng truyền hình. Tuy là địa phương đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, nhưng tỷ lệ tái mù ở Tây Bắc còn cao. Đến năm 2000, hai tỉnh Sơn La, Lai Châu mới có 11.259 người có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học (năm 1999 Sơn La, Lai Châu có 10.000 người có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học). Tỷ lệ bình quân số cán bộ có trình độ cao (đại học trở lên) chỉ có khoảng trên 50 người 1 vạn dân.

Trong khi đó, giáo dục, đào tạo của Tây Bắc còn nhiều bất cập và yếu kém. Theo số liệu thống kê năm 2000, ở Tây Bắc còn trên 50% số trường học là gianh tre, nứa lá. Trang thiết bị, đồ dùng phục vụ quá trình giảng dạy và học tập thiếu thốn. Năng lực chuyên môn của giáo viên không đều chưa đáp ứng yêu cầu của cải cách giáo dục. Số đông đội ngũ giáo viên cắm bản, xoá mù được đào tạo theo kiểu “cấp tốc” trước đây, đến nay vẫn chưa được đào tạo lại. Đến năm 2000, Sơn La, Lai Châu có Trường Cao Đẳng Sư phạm Tây Bắc, 08 trường trung cấpchuyên nghiệp của tỉnh. Tổng số học sinh, sinh viên các trường trung học chuyên nghiệp và cao đẳng trong vùng là 6.388 người.

Số lượng các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ở Sơn La, Lai Châu được thể hiện trong bảng dưới đây:

STT

Tên trường

Số HSSV

Giáo viên, giảng viên

Ghi chú.

1

Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc

1.807

120

 

2

Trường Trung học Sư phạm Sơn La

1.500

112

350 BD

3

Trường Trung học Sư phạm Lai Châu

1.200

78

228 BD

4

Trường TH Nông – Lâm Sơn La

493

32

 

5

Trường TH Y Tế Sơn La

508

27

 

6

Trường TH VHNT Sơn La

0

7

60BD

7

Trường Dạy nghề Sơn La

400

61

 

8

Trường TH Kinh tế Lai Châu

291

24

160BD

9

Trường TH Y tế Lai Châu

189

16

 

Trên bình diện toàn khu vực, sự phân bố giáo dục, trường lớp, ngành nghề so với miền xuôi và giữa các địa phương trong vùng còn nhiều bất cập. Trong đó bất cập lớn nhất không chỉ là sự mất cân đối giữa các ngành nghề trong vùng, giữa các địa bàn với nhau và giữa các cấp học trong ngành giáo dục mà còn là nguồn nhân lực có trình độ cao ở Tây Bắc thuộc các lĩnh vực kinh tế, nông lâm, y-dược chủ yếu được đào tạo ở miền xuôi hoặc được tăng cường từ miền xuôi lên không phải được đào tạo tại chỗ ở Tây Bắc.

Thực trạng trên cho thấy, bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khó khăn lớn nhất của các tỉnh Tây Bắc là thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ cao. Vì thế, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ có trình độ cao, có kỹ thuật nghề nghiệp vững vàng để tham gia vào quá trình lao động, thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Tây Bắc trở nên vô cùng cấp bách.

Trong bối cảnh lịch sử đó, để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ có trình độ cao (đại học) cho các tỉnh Tây Bắc, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ngày 23/03/2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 39/2001/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Tây Bắc trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc, một số điều cơ bản trong Quyết định như sau:

“Điều 1. Thành lập Trường Đại học Tây Bắc trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc.

Điều 2. Trường Đại học Tây Bắc có nhiệm vụ:

1.Đào tạo nhân lực có trình độ Đại học và Cao đẳng.

2.Bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công chức.

3.Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, triển khai các dịch vụ kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc.

Điều 3. Trường Đại học Tây Bắc trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trụ sở của trường đặt tại tỉnh Sơn La; Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng”.

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 16/05/2001, Lễ công bố Quyết định thành lập Trường Đại học Tây Bắc được tổ chức tại Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc (thị trấn Thuận Châu - Sơn La) trước sự chứng kiến của đông đảo đồng bào các dân tộc Tây Bắc, đại biểu Ban Dân tộc Trung ương, Ban Dân tộc Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và đại biểu của Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh Tây Bắc.

3.2. Sự phát triển của Trường Đại học Tây Bắc từ 2001 đến nay

3.2.1. Về công tác tổ chức

Sau gần một tháng kể từ khi công bố Quyết định thành lập Trường Đại học Tây Bắc, ngày 12/06/2001, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 3345/QĐ-BGD&ĐT-TCCB bổ nhiệm đồng chí Đặng Quang Việt, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc.

Cũng trong thời gian này, để ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, dưới sự chỉ đạo của Huyện uỷ Thuận Châu, Đảng bộ Nhà trường tiến hành Đại hội Nhiệm kỳ XIX (2001 - 2005). Đại hội đã bầu đồng chí Đặng Quang Việt làm Bí thư Đảng bộ, đồng chí Nguyễn Văn Bao làm Phó Bí thư Đảng bộ, cùng 7 Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng uỷ.

Dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ, hệ thống tổ chức Đảng trong Trường từng bước được kiện toàn. Ngoài các chi bộ được thành lập từ trước (Toán - Lí, Sinh -Hoá, Ngữ văn, Tổ chức - Tài vụ, Đào tạo, Hành chính Tổng hợp, Chi bộ Môn chung), Đảng uỷ ra quyết định thành lập mới Chi bộ khoa Sử - Địa (2002), Chi bộ khoa Tiểu học - Mầm non (2003). Tháng 12/2003, Đảng bộ Nhà trường trở thành Đảng bộ cơ sở trực thuộc Tỉnh uỷ Sơn La.

Ban Giám hiệu giai đoạn 2001 - 2007 gồm có: Hiệu trưởng là đồng chí Đặng Quang Việt, hai Phó Hiệu trưởng là đồng chí Lò Tiến Thâm và đồng chí Nguyễn Văn Bao.

Tháng 9/2005, Đảng bộ tiến hành Đại hội nhiệm kỳ XX (2005 - 2010), đồng chí Đặng Quang Việt được bầu lại làm Bí thư Đảng bộ, đồng chí Nguyễn Văn Bao được bầu lại làm Phó bí thư Thường trực, cùng 3 đồng chí trong Ban Thường vụ và 10 Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ. Nhiệm kỳ XX, Đảng uỷ cũng ra Quyết định thành lập mới Chi bộ khoa Nông - Lâm - Kinh tế (2006), Chi bộ khoa Ngoại ngữ (2008), Chi bộ khoa Lí luận Chính trị (2009), Chi bộ khoa Kinh tế (2009).

Ban Giám hiệu giai đoạn 2007 - 2012 gồm có: Hiệu trưởng đồng chí Đặng Quang Việt (bổ nhiệm lại), hai Phó Hiệu trưởng là đồng chí Nguyễn Văn Bao (bổ nhiệm lại) và đồng chí Đinh Thanh Tâm (Quyết định số 7854/QĐ - BGD&ĐT ngày 12/12/2007).

Tháng 6 năm 2010, Đảng bộ Trường Đại học Tây Bắc tiến hành Đại hội nhiệm kỳ XXI (2010 - 2015), đồng chí Đặng Quang Việt tiếp tục được bầu lại làm Bí thư Đảng bộ, đồng chí Nguyễn Văn Bao tiếp tục được bầu lại làm Phó Bí thư Thường trực, cùng 3 Uỷ viên Ban Thường vụ và 14 Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng uỷ. Đến tháng 6/2010, toàn Đảng bộ có 14 chi bộ: Toán - Lí - Tin, Sinh - Hoá, Ngữ văn, Tổ chức - Tài vụ, Đào tạo - Quản lí Khoa học, Hành chính Tổng hợp, Môn chung, Sử - Địa, Nông - Lâm, Tiểu học - Mầm non, Ngoại ngữ, Lí luận Chính trị, Kinh tế, Công tác Chính trị và Quản lí người học. Tổng số đảng viên trong Đảng bộ là 351 người.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên Nhà trường được đặc biệt coi trọng.

Để thực hiện Quyết định số 2905/QĐ/BGD&ĐT ngày 11/05/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển, Trường Đại học Tây Bắc đã tích cực làm việc với các trường: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Lâm nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Ngoại Ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội... mời giáo viên lên thỉnh giảng cho các lớp đại học và Thạc sĩ tại Trường. Từ 2001 đến 2010, Nhà trường đã mời được 145 lượt Giáo sư, 228 lượt Phó Giáo sư, 364 lượt Tiến sĩ lên tham gia giảng dạy và báo cáo chuyên đề khoa học, góp phần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên của Trường và nâng cao chất lượng đào tạo hệ đại học. Mười năm qua, Nhà trường đã liên kết với các trường đại học khác mở được 18 lớp Thạc sĩ thuộc các ngành: Toán, Ngữ văn, Giáo dục Chính trị, Kinh tế, Công nghệ Thông tin, Anh văn, Lịch sử, Địa lí, Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Giáo dục Thể chất, Tâm lí Giáo dục.

Ngoài ra, để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giảng viên, từ 2001 đến 2010, Nhà trường đã cử được 7 đoàn cán bộ, giáo viên đi thăm quan học tập kinh nghiệm về công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học ở các nước Trung Quốc, Thái Lan, Mĩ, Canađa, Singapo, Malaixia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Dilân, Úc.

Kết quả, đến tháng 8/2010, Trường có 372 cán bộ, giảng viên (giảng viên là 270, cán bộ 94), trong đó có 1 PGS.Tiến sĩ, 11 Tiến sĩ, 30 Nghiên cứu sinh, 147 Thạc sĩ.

Cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáng viên Trường Đại học Tây Bắc tính đến 08/2010 được thể hiện trong bảng dưới đây:

Đơn vị

T.Số

PGS

Tiến sĩ

Thạc sĩ

CN

Tr.độ khác

Ghi chú

Ban giám hiệu

3

1

 

2

     

Phòng Tổ chức Cán bộ

4

   

1

2

1

 

Phòng Hành chính Tổng hợp

23

   

2

4

17

 

Phòng Đào tạo

23

 

1

8

12

2

 

Phòng QLKH & QHQT

3

   

2

1

   

Phòng Công tác Chính trị

5

   

2

3

   

Văn phòng Đảng uỷ

2

     

2

   

Văn phòng Công đoàn

1

     

1

   

Văn phòng Đoàn trường

2

     

2

   

Trang Website

2

     

2

   

Dự án

1

     

1

   

Trạm xá

2

       

2

 

Phòng Tài vụ

7

     

6

1

 

Ban Nội trú

10

   

1

2

7

 

Khoa Toán - Lí -Tin

48

 

3

0

5

   

Khoa Ngữ văn

24

 

1

2

1

   

Khoa Sử - Địa

31

 

2

7

2

   

Khoa Sinh - Hoá

35

 

1

5

9

   

Khoa Ngoại ngữ

19

   

2

7

   

Khoa Lý luận Chính trị

18

   

1

7

   

Khoa Kinh tế

18

   

2

16

   

Khoa Nông - Lâm

56

 

1

0

33

12

 

Khoa Tiểu học Mầm non

22

 

1

7

14

   

Bộ môn Tâm lý Giáo dục

11

 

1

5

5

   

Khoa Thể dục Thể thao

21

   

1

20

   

Tổng cộng

391

1

11

150

87

42

 

(Nguồn: Số liệu tại Phòng Tổ chức Cán bộ trường, tính đến tháng 08/2010)

Bộ máy tổ chức của Trường Đại học Tây Bắc, bao gồm:

1. Ban Giám hiệu gồm có: Hiệu trưởng và hai Phó Hiệu trưởng.

2. Phòng chức năng gồm có: Phòng Quản lí Khoa học và Quan hệ Quốc tế, Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Công tác Chính trị, Phòng Hành chính - Tổng hợp, Phòng Tài vụ, Trạm xá, Ban Quản lí Khu Nội trú.

3. Đơn vị chuyên môn gồm có: khoa Toán - Lí - Tin (2002), khoa Ngữ văn (2002), khoa Sinh - Hoá (2002), khoa Sử - Địa (2002), khoa Tiểu học - Mầm non (2003), khoa Nông - Lâm - Kinh tế (2006), khoa Ngoại Ngữ (2008), khoa Lí luận Chính trị (2009), khoa Kinh tế (2009), khoa Thể dục Thể thao (2010), Bộ môn Tâm lí Giáo dục.

Ngoài các đơn vị trên, bộ máy tổ chức của Trường còn có: Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ (2006), Ban Chỉ đạo Dự án xây dựng Trường (2006), Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ (2009).

3.2.2. Về công tác đào tạo

Trong điều kiện của một trường đại học vừa mới được thành lập, cơ sở vật chất, đồ dùng, thiết bị phục vụ quá trình dạy học thiếu thốn, đội ngũ giảng viên vừa thiếu lại vừa yếu, cốt cán chuyên môn không nhiều, chưa có kinh nghiệm đào tạo đại học… trong khi đó, trọng trách của Trường Đại học Tây Bắc trong việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho các tỉnh Tây Bắc lại hết sức nặng nề.

Ngay từ đầu, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu đã xác định công tác đào tạo là nhiệm vụ chính trị trung tâm của Nhà trường, vì thế trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào, dù khó khăn đến đâu cũng phải giữ vững và không ngừng mở rộng qui mô, loại hình đào tạo.

Năm học 2001 - 2002, Trường có 12 lớp Cao đẳng chính quy, 02 lớp Đại học chính quy (khoá đầu tiên) với 64 sinh viên (1 lớp Đại học Sư phạm Ngữ văn, 1 lớp Đại học Sư phạm Toán), 02 lớp Dự bị.

Từ 2002 đến 2004, ngoài những lớp và ngành học đã có, Trường mở thêm các lớp mới: Đại học Sư phạm Lịch sử, Đại học Sư phạm Sinh, Đại học Sư phạm Tiểu học, Đại học Sư phạm Mầm non, Đại học Sư phạm Vật lí, Đại học Sư phạm Hoá học, Đại học Sư phạm Tiếng Anh, Đại học Sư phạm Địa lí.

Từ năm học 2003 - 2004, để đáp ứng nhu cầu củng cố đội ngũ, nâng cao trình độ cho cán bộ giảng viên, Nhà trường đã đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Trường liên kết với Đại học Sư phạm Hà Nội mở 3 lớp Thạc sĩ tại Trường: 1 lớp Thạc sĩ Ngữ Văn, 1 lớp Thạc sĩ Toán và 1 lớp Thạc sĩ Quản lí. Trong thời gian này, Nhà trường còn mở thêm một số ngành học ngoài sư phạm như: Nông học, Lâm sinh, Kế toán.

Năm học 2005 - 2006, Nhà trường đã mở được 15 ngành đào tạo đại học, trong đó có 5 ngành ngoài Sư phạm; 5 ngành đào tạo cao đẳng, trong đó có 1 ngành ngoài Sư phạm. Tổng số sinh viên của Trường là 5.225, trong đó, tỷ lệ học sinh là con em các dân tộc thiểu số chiếm gần 30%. Riêng năm học 2005 - 2006, số sinh viên thuộc thành phần các dân tộc thiểu số trúng tuyển vào Trường chiếm 34,8%.

Năm học 2009 - 2010, Trường có 29 ngành đào tạo Đại học (tính cả 4 ngành liên thông từ trung cấp lên đại học), tróng đó có 8 ngành ngoài Sư phạm. Nhà trường cũng đã liên kết với một số trường đại học: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Lâm nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội, mở được 18 lớp Thạc sĩ thuộc các ngành: Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Hoá học, Chính trị, Vật lí, Khoa học máy tính, Giáo dục Thể chất, Nông học, Lâm sinh, Kinh tế. Đến năm học 2009 - 2010, tổng số sinh viên toàn Trường là 11.582, trong đó hệ Chính quy có 6.967 sinh viên, được biên chế thành 109 lớp. Tỉ lệ sinh viên là người dân tộc thiểu số chiếm gần 40%. Địa bàn tuyển sinh được mở rộng bao gồm các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra, chất lượng đầu vào ngày càng được nâng cao.

Công tác tạo nguồn thông qua hệ Dự bị đại học cho ngành Nông học, Lâm sinh được coi trọng

Với những cố gắng trên, chất lượng đào tạo của Nhà trường cũng không ngừng được nâng cao. Hàng năm, tỷ lệ sinh viên được xét tiếp tục tiến độ học tập luôn đạt từ 95% trở lên. Công tác kiến, thực tập của các lớp Đại học Sư phạm và Cao đẳng Sư phạm 100% được đánh giá xếp loại khá trở lên, trong đó, có trên 80% đạt loại giỏi. Kết quả tốt nghiệp của sinh viên luôn đạt từ 95 - 98%, trong đó có 30% đạt loại Khá và Giỏi.

THỐNG KÊ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TỪ 2001 ĐẾN 2010

 

STT

Năm học bắt đầu được tuyển sinh

Đào tạo trình độ đại học

Đào tạo trình độ cao đẳng

1

2001-2002

SP Toán

SP Hoá - Sinh

2

2001-2002

SP Ngữ Văn

SP Toán - Tin

3

2002-2003

SP Lịch sử

 

4

2002-2003

SP Sinh học

 

5

2003-2004

GD Tiểu học

Tiếng Anh

6

2003-2004

GD Mầm non

Tin học

7

2003-2004

Nông học

 

8

2003-2004

Lâm sinh

 

9

2004-2005

SP Vật lý

Sinh - Thể dục

10

2004-2005

SP Địa lý

Văn - GDCD

11

2004-2005

SP Hoá học

 

12

2004-2005

SP Tin học

 

13

2004-2005

SP Tiếng Anh

 

14

2004-2005

Kế toán

 

15

2005-2006

GD Chính trị

Giáo dục thể chất

16

2005-2006

Chăn nuôi

 

17

2006-2007

SP Toán - Lý

GD Mầm non

18

2006-2007

SP Văn - GDCD

SP Tiếng Anh

19

2006-2007

SP Sử - Địa

 

20

2006-2007

SP Sinh - Hoá

 

21

2009-2010

Kế toán (liên thông TC lên ĐH)

SP Nhạc-Công tác đội

22

2009-2010

KH cây trồng (liên thông TC lên ĐH)

 

23

2009-2010

GD Tiểu học (liên thông TC lên ĐH)

 

24

2009-2010

GD Mầm non (liên thông TC lên ĐH)

 

25

2009-2010

Công nghệ thông tin

 

26

2009-2010

Bảo vệ thực vật

 

27

2009-2010

Quản lý Tài nguyên rừng và môi trường

 

28

2009-2010

Quản trị Kinh doanh

Quản trị kinh doanh

29

2010-2011

GD Thể chất

 

TỔNG HỢP

Từ 2001 đến 2010

Mở được 29 ngành đại học (tính cả 4 ngành liên thông từ TC lên ĐH), trong đó có 8 ngành ngoài SP

Mở được 11 ngành đào tạo trình độ cao đẳng (có 3 ngành ngoài SP)

Từ 2005 đến 2010

Mở được 15 ngành đại học (tính cả 4 ngành liên thông từ TC lên ĐH), trong đó có 5 ngành ngoài SP.

Mở được 5 ngành đào tạo trình độ cao đẳng (có 1 ngành ngoài SP)

QUY MÔ SINH VIÊN NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2009 - 2010

1. Quy mô, số lượng các lớp chính quy phân theo ngành và trình độ đào tạo:

a. Trình độ đại học:

Ngành

Tổng số sinh viên

Tổng số sinh viên phân theo năm đào tạo

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

Năm thứ tư

Năm thứ năm

5872

1693

1446

1499

1234

 

1. SP Toán

397

123

94

104

76

 

2. SP Vật lý

282

79

68

75

60

 

3. SP Tin

163

48

55

70

38

 

4. CNTT

212

       

5. QTKD

179

36

       

6. SP Hóa học

270

68

69

74

59

 

7. SP Sinh học

316

71

87

90

68

 

8. Lâm sinh

277

30

96

91

60

 

9. QLTN rừng và MT

58

58

0

0

0

 

10. Nông học

329

62

104

91

72

 

11. Kế toán

408

129

80

103

96

 

12. Ngữ văn

372

128

90

70

84

 

13. SP Lịch sử

335

97

71

80

87

 

14. SP Địa lý

386

97

98

94

97

 

15. GD Chính trị

311

103

80

67

61

 

16. SP Tiếng Anh

313

62

54

80

117

 

17. GD Tiểu học

289

94

75

60

60

 

18. GD Mầm non

269

88

59

50

72

 

19. SP Sinh - Hóa

212

48

47

117

0

 

20. SP Sử - Địa

229

83

87

59

0

 

21. SP Toán - Lý

262

83

65

54

60

 

22. SP Văn - GDCD

310

106

67

70

67

 

b. Các ngành đào tạo trình độ cao đẳng

Ngành

Tổng số sinh viên chia theo năm đào tạo

Tổng số

Năm thứ 1

Năm thứ 2

Năm thứ 3

1095

426

371

298

1. Ngành SP Toán - Tin

118

0

67

51

2. Ngành SP Toán - Lý

65

65

0

0

3. Ngành GD Thể chất

144

48

52

44

4. Ngành SP Sử - Địa

224

73

79

72

5. Ngành SP Văn - GDCD

63

63

0

0

6. Ngành SP Tiếng Anh

117

0

64

53

7. Ngành SP Sinh - Hóa

56

0

56

0

8. Ngành SP Hoá - Sinh

88

45

0

43

9. Ngành GD Mầm non

129

41

53

35

10. Ngành Tin học

63

63

0

0

11. Ngành Tiếng Anh

28

28

0

0

2. Quy mô, số lượng các lớp phi chính quy phân theo ngành và trình độ đào tạo:

a. Đào tạo theo hình thức VLVH (Tại chức cũ)

Ngành

Tổng số sinh viên

Tổng số sinh viên chia theo năm đào tạo

Năm thứ 1

Năm thứ 2

Năm thứ 3

I-Đại học

2.066

706

659

701

1. Ngành SP Tin

50

0

50

0

2. Ngành Lâm sinh

38

38

0

0

3. Ngành Kế toán

1074

615

376

83

4. Ngành GD Tiểu học

546

53

151

342

5. Ngành GD Mầm non

358

0

82

276

         

b. Đào tạo theo hình thức liên thông từ cao đẳng lên đại học:

Ngành

Tổng số sinh viên

Tổng số sinh viên chia theo năm đào tạo

Năm thứ 1

Năm thứ 2

I- Đại học

1549

1034

515

1.Ngành SP Toán học

291

138

153

2.Ngành SP Ngữ văn

170

89

81

3.Ngành SP Sinh học

178

75

103

4.Ngành SP Lịch sử

104

74

30

5.Ngành SP Địa lý

82

33

49

6.Ngành Tin học

53

53

0

7.Ngành SP Hoá học

109

39

70

8.Ngành SP Tiếng Anh

13

13

0

9. Ngành GD Tiểu học

257

228

29

10.Ngành GD Mầm non

292

292

0

       

3. Học sinh Dự bị và Cử tuyển

Năm học

Tổng số học sinh

Học sinh Dự bị (A,B)

Thi tuyển

Cử tuyển

2009 - 2010

146

98

48

       

(Nguồn: Số liệu của Phòng Đào tạo tính đến tháng 6/2010)

Mỗi năm có từ 1400 đến 1800 (chiếm 96 - 98%) sinh viên thuộc các ngành Sư phạm, Công nghệ Thông tin, Kinh tế, Nông - Lâm tốt nghiệp ra trường. Trong đó, số lượng sinh viên tốt nghiệp loại Giỏi chiếm từ 0,2 đến 1%.

          3.2.3. Về hoạt động nghiên cứu khoa học

Để xứng đáng là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu của khu Tây Bắc và định hướng cho công tác đào tạo của Nhà trường, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu đặc biệt coi trọng công tác nghiên cứu khoa học. Hàng năm, Nhà trường dành nguồn kinh phí nằm trong ngân sách nhà nước cho mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học luôn đạt từ 500 đến 700 triệu đồng. Những năm 2003, 2004 nguồn kinh phí dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học đạt trên 1 tỷ đồng.

Từ năm 2001 đến 2010, Trường đã triển khai thực hiện được 10 đề tài cấp Tỉnh; 26 đề tài cấp Bộ; 282 đề tài cấp Trường của cán bộ, giảng viên và 697 đề tài của sinh viên, trong đó có 21 đề tài đạt giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hàng năm, bản tin khoa học và công nghệ của Trường được xuất bản đều đặn, đến nay đã xuất bản được 15 số bản tin khoa học; cán bộ giảng viên trong Trường đã đăng được 45 bài báo trên các tạp chí khoa học trong nước, 11 bài báo quốc tế.

Cùng với việc triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, Nhà trường cũng đã tập trung chỉ đạo cán bộ giảng dạy xây dựng và đưa vào sử dụng 184 bộ ngân hàng dữ liệu đề thi thuộc các bộ môn. Kết quả nghiệm thu, đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học của giáo viên, sinh viên luôn đạt 100% loại khá trở lên, trong đó có trên 50% đề tài được xếp loại xuất sắc.

Các đề tài nghiên cứu khoa học đã tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy học; nghiên cứu năng lực học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Tây Bắc; nghiên cứu về lịch sử, địa lí địa phương; bảo tồn nguồn gien quí hiếm của một số cây trồng, vật nuôi tại địa phương... Ngân sách dành chi cho nghiên cứu khoa học hàng năm đạt từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng (cả các đề tài cấp Tỉnh).

Từ năm 2001 đến 2010, Nhà trường đã tiến hành triển khai được 05 dự án đầu tư bằng nguồn vốn trong nước và tài trợ quốc tế: Dự án PHE do quĩ Ford tài trợ góp phần tạo nguồn cho công tác tuyển sinh của Trường (2003), Dự án “Tăng cường năng lực nghiên cứu cho phòng thí nghiệm Hoá phân tích” và Dự án “Tăng cường năng lực nghiên cứu cho phòng thí nghiệm Hoá Hữu cơ” của Trường Đại học Tây Bắc” và Dự án “Giáo dục đại học 2” do quỹ TRIG tài trợ. Năm 2010, Cơ quan Hợp tác Quốc tế của Chính phủ Nhật Bản (JICA) tài trợ cho Nhà trường Dự án “Nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu cho cán bộ giảng viên Trường Đại học Tây Bắc” trị giá 2,4 triệu USD. Cán bộ giảng viên Nhà trường đã thực hiện 11 dự án chuyển giao công nghệ cho các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu.

Cùng với những hoạt động trên, từ 2001 đến 2010, Nhà trường đã tổ chức được 15 hội thảo về: “Chiến lược phát triển của Trường Đại học Tây Bắc đến 2010 và tầm nhìn đến 2020”, “Đánh giá thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực các tỉnh Tây Bắc” phục vụ cho công tác đào tạo, xây dựng “Qui chế chi tiêu nội bộ”, “Qui chế học vụ”, “Qui chế dân chủ cơ sở”, “Qui chế tổ chức hoạt động của Trường Đại học Tây Bắc”, xây dựng “Ngân hàng dữ liệu đề thi”, ... Hàng năm, Nhà trường cử hàng trăm lượt cán bộ giáo viên tham dự các lớp tập huấn về đào tạo theo học chế tín chỉ, đổi mới phương pháp giảng dạy ở đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các học viện, trung tâm nghiên cứu tổ chức.

          3.2.4. Về công tác xây dựng cơ sở vật chất

Sau khi Uỷ ban Nhân dân tỉnh Sơn La đồng ý cấp đất (1999), Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, Trường Đại học Tây Bắc đã từng bước hoàn thành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi xây dựng Trường Đại học Tây Bắc.

Trong khi chờ Chính phủ phê duyệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép Trường lập Dự án đầu tư xây dựng cụm công trình Nhà điều hành và nhà học khối các khoa sư phạm, với tổng số vốn đầu tư trên 76 tỷ đồng. Ngày 22/06/2002, Nhà trường đã long trọng khởi công cụm công trình đầu tiên tại Phường Quyết Tâm, Thị xã Sơn La trước sự tham dự đông đảo của các cán bộ lão thành cách mạng ở Sơn La, đại biểu của các Bộ, Ngành của Trung ương và địa phương, đại biểu của Uỷ ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân các tỉnh Tây Bắc, các cơ quan thông tấn báo chí của Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Sơn La, Báo Sơn La, cùng đông đảo giáo viên, cán bộ, sinh viên của Trường.

Sau đó, tại văn bản số 216/CP-KH ngày 23/03/2004, Chính phủ đã thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Tây Bắc và cho phép Trường tiếp tục triển khai thực hiện Dự án thành phần đầu tư xây dựng cụm công trình nói trên.

Trên cơ sở Báo cáo nghiên cứu khả thi của Trường và ý kiến của các Bộ, của tỉnh Sơn La, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 1335/VPCP-KG cho phép đầu tư Dự án khả thi xây dựng Trường Đại học Tây Bắc.

Tiếp đó, ngày 27/04/2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng hoàn thiện Trường Đại học Tây Bắc với số vốn trên 627 tỷ đồng. Dự án này đã được Chính phủ bổ sung vào danh mục dự án nhóm A.

Như vậy, sau 3 năm chuẩn bị, triển khai, Báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng hoàn thiện Trường Đại học Tây Bắc đã được phê duyệt với tổng vốn đầu tư của 2 dự án là 703.686.338.000 đồng.

Từ năm 2005, Thư viện Nhà trường có 4.511đầu sách, 100.498 cuốn sách các loại; 56 đầu báo, tạp chí chính trị xã hội và chuyên ngành; 250 dàn máy vi tính đã được nối mạng LAN… Ngoài các phòng học cũ, trong thời gian này, Nhà trường còn xây dựng thêm được hàng chục phòng học cấp 4, mua sắm và xây dựng mới được 2 phòng học ngoại ngữ, 2 phòng học tin học. Các phòng thí nghiệm của bộ môn: Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lâm sinh được trang bị mới nhiều đồ dùng hiện đại. Để đáp ứng yêu cầu bức thiết về nơi ăn chỗ ở cho giáo viên thỉnh giảng, năm 2003, Nhà trường đã dành kinh phí xây dựng mới khu nhà khách 12 phòng, tiện nghi được trang bị đầy đủ.

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trường tại cơ sở mới ở Thị xã Sơn La, ngày 14/01/2005, Nhà trường đã đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tỉnh uỷ Sơn La mở Hội nghị bàn về xây dựng và phát triển Trường Đại học Tây Bắc tại Thị xã Sơn La, thành phần: Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Trường Đại học Tây Bắc, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh Tây Bắc và các trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ giúp đỡ Nhà trường. Nhờ vậy, tiến độ xây dựng Trường ở cơ sở mới tại Thị xã Sơn La được đẩy nhanh; khu Nhà Điều hành, kí túc xá đã hoàn thiện và được bàn giao công trình đúng thời hạn.

Ngày 8/12/2007, khu Nhà Điều hành 7 tầng cùng với cụm giảng đường, gồm 3 nhà 5 tầng đã hoàn thành và được đưa vào nghiệm thu. Sau đó, ngày 23/04/2007, Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường đã báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Sơn La và gửi Công văn số 212 ngày 11/06/2007 báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc di chuyển Nhà trường về Thị xã Sơn La. Được sự nhất trí của Bộ, sự tạo điều kiện giúp đỡ của Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Sơn La, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu đã quyết định chuyển Trường về Thị xã Sơn La.

Ngày 26/08/2007, đúng vào dịp kỷ niệm 62 năm khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở Sơn La thắng lợi, Nhà trường tổ chức Lễ khánh thành khu Nhà Điều hành ở cơ sở mới.

Từ năm 2007, cơ sở vật chất của Trường gồm 2 cơ sở: ở Thuận Châu có 10,322 ha; tại Thị xã Sơn La diện tích mặt bằng của Nhà trường đã giải phóng được là 23 ha. Hệ thống lớp học, nơi làm việc của Ban Giám hiệu và các đơn vị phòng, ban, khoa, trung tâm đã khang trang hơn và ngày càng được củng cố tăng cường. Hiện nay, cơ sở vật chất của Trường tại Thành phố Sơn La đã bao gồm toà Nhà Điều hành 7 tầng và 3 giảng đường 5 tầng; 5 kí túc xá sinh viên có sức chứa 2.500 sinh viên đã được đưa vào sử dụng.

Để đáp ứng yêu cầu bức thiết về nơi ăn chỗ ở cho giáo viên, cán bộ, Nhà trường đã tiến hành phân đất đợt 1 cho 50 hộ gia đình.

Song song với công tác xây dựng cơ sở vật chất ở cơ sở mới tại Thành phố Sơn La, Nhà trường cũng đặc biệt quan tâm đến việc củng cố cơ sở vật chất tại Thuận Châu. Hệ thống đường xá, tường rào, lớp học và nơi làm việc của khoa Nông - Lâm cũng thường xuyên được duy tu sửa chữa. Bộ phận thư viện, các phòng đọc, phòng học tiếng và nơi làm việc của cán bộ giáo viên cũng đã được kết nối hệ thống internet.

Có thể nói, từ một ngôi trường sau 47 năm tồn tại phát triển ở thị trấn Thuận Châu, cơ sở vật chất hết sức nghèo nàn, nơi làm việc của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu cùng các phòng, ban, khoa, cũng như nơi ăn, chỗ ở của giáo viên, cán bộ và sinh viên còn hết sức tạm bợ, đến nay, Nhà trường đã có một cơ sở khang trang sạch đẹp với những tiện nghi hiện đại ngang tầm một trường đại học có tính chất Vùng. Đây là điều kiện thuận lợi căn bản để Nhà trường từng bước vươn lên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình trong giai đoạn mới.

          3.3. Hoạt động của các tổ chức đoàn thể quần chúng

Để phục vụ tốt cho công tác đào tạo trong giai đoạn mới, các tổ chức đoàn thể trong Trường như Công đoàn, Đoàn thanh niên đã đẩy mạnh các hoạt động, thực hiện tốt chức trách của mình và đã đạt được nhiều thành tích góp phần đáng kể vào sự phát triển Nhà trường về mọi mặt.

Từ 2001 đến 2010, Công đoàn Nhà trường liên tục được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng danh hiệu là Công đoàn cơ sở vững mạnh, Đơn vị tiên tiến xuất sắc trong khối các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh từ 2001 đến 2010 cũng liên tục được Tỉnh đoàn tặng Bằng khen là đơn vị thi đua khá nhất khối các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Từ 2005 đến 2010, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Nhà trường liên tục được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng cờ Luân lưu Đơn vị có thành tích xuất sắc trong khối các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Phong trào văn hoá văn nghệ, thể thao của Trường có nhiều khởi sắc. Hàng năm, Nhà trường tổ chức đều đặn các kỳ hội thao, hội diễn văn nghệ với không khí sôi nổi, chất lượng. Trường tham gia thường xuyên “Ngày Hội văn hóa thể thao” của Tỉnh. Các chương trình của Trường tham gia luôn được đánh giá có quy mô hoành tráng, chất lượng. Tháng 9/2004, đội văn nghệ Nhà trường tham dự “Hội thi tiếng hát Học sinh, Sinh viên Toàn quốc” tại Thủ đô Hà Nội đã đạt 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 3 Huy chương Đồng. Tháng 12/2004, nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Nhà trường cử đội văn nghệ đi dự “Hội thi Tiếng hát Lực lượng vũ trang tỉnh Sơn La” và đã giành 2 giải A, 3 giải B… Năm 2001, Nhà trường cử đoàn vận động viên tham dự Giải thể thao tại Nha Trang và đã đạt 2 Huy chương Bạc, 1 Huy chương Đồng. Năm 2004, Nhà trường tiếp tục cử đoàn vận động viên tham dự giải Việt dã Báo Tiền Phong tại Sơn La và đã giành 2 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Đồng. Năm 2005, Nhà trường cử đoàn vận động viên tham dự Giải Điền kinh học sinh, sinh viên Toàn quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả giành 2 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng.

Sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của những cá nhân và tập thể Nhà trường đã được các cấp Đảng, chính quyền, đoàn thể ghi nhận và tặng những danh hiệu cao quý.

Năm 2002, đồng chí Đặng Quang Việt - Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Nhà trường được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”.

Năm 2005, đồng chí Đặng Quang Việt - Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Nhà trường được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Cùng với những phần thưởng cao quí trên, còn có 31 đồng chí được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Huy chương “Vì sự nghiệp Giáo dục”.

Từ 2005 đến 2010, Nhà trường liên tục được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, xuất sắc; Chính phủ tặng cờ “Dẫn đầu khối các trường Đại học, Cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo” (năm 2006 - 2007); Chính phủ tặng Bằng khen cho 06 tập thể và cá nhân; 37 đồng chí đã được tặng Bằng khen của Thủ thướng Chính phủ, Huy chương “Vì sự nghiệp giáo dục” và danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ; 69 Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 52 Bằng khen của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Sơn La; 27 Bằng khen của Tỉnh uỷ Sơn La, 04 Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Năm 2006, đồng chí Nguyễn Văn Bao - Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng Nhà trường được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”.

Năm 2008, đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Trưởng Phòng Hành chính Tổng hợp được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”.

Năm 2010, Trường Đại học Tây Bắc được Hội đồng Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập Hạng Ba.

Tóm lại, trong gần 10 năm xây dựng phát triển, Trường Đại học Tây Bắc đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, từng bước phát triển đi lên và đạt được những thành tựu rực rỡ về tất cả các mặt. Một trong những thành tựu rực rỡ nhất của Nhà trường đạt được thời gian qua là đã xây dựng được đội ngũ giáo viên cán bộ hùng hậu nhất trong lịch sử 50 năm của Nhà trường. Hiện nay, Trường có 1 Phó Giáo sư, 3 Nhà giáo Ưu tú, 11 Tiến sĩ và 145 Thạc sĩ và 30 nghiên cứu sinh; Nhà trường đã đào tạo được 14.307 sinh viên thuộc các ngành Sư phạm, Nông lâm, Kinh tế, Khoa học máy tính. Hầu hết những Cử nhân tốt nghiệp dưới mái Trường Đại học Tây Bắc ra trường đều có việc làm, được xã hội thừa nhận, đánh giáo cao; trong số những sinh viên tốt nghiệp, nhiều em đã trở thành giảng viên của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và có không ít sinh viên đã thi đỗ vào các lớp Thạc sĩ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Quốc gia. Có thể nói, đây là thành quả rực rỡ mừng Đại lễ 50 năm thành lập Trường Đại học Tây Bắc.