05202024Thứ 2
Last updateThứ 2, 26 10 2020 11am

HOẠT ĐỘNG CỦA TẠP CHÍ KHOA HỌC TỪ 2015 – 2019

0
0
0
s2smodern
powered by social2s

1. Giới thiệu Tạp chí Khoa học

Tạp chí Khoa học - Đại học Tây Bắc là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Tây Bắc, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, hoạt động theo Quy chế và tổ chức hoạt động của Nhà trường. Nhiệm vụ của Tạp chí là công bố kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Trường Đại học Tây Bắc và các cá nhân, đơn vị ngoài Trường.

Tạp chí được thành lập theo Giấy phép hoạt động báo chí in số 38/GP-BTTTT ngày 10/02/2015 của Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông và theo Quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc. Hội đồng Biên tập Tạp chí, gồm: 01 Tổng biên tập, 01 Phó Tổng biên tập và 27 ủy viên thường trực, với 4 GS, 11 PGS và 14 TS (12 thành viên đến từ  các cơ quan khác: Tạp chí Văn học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Lâm nghiệp). Ban Thư ký gồm 6 thành viên kiêm nhiệm.

Tạp chí nhận bài của các tác giả trong và ngoài trường. Nội dung bài báo đăng trong Tạp chí là kết quả các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, có giá trị khoa học chưa từng công bố trên các ấn phẩm giấy và trên Internet.

2. Kết quả hoạt động của Tạp chí  từ 2015 - 2019

Công tác điều hành hoạt động Tạp chí dần đi vào ổn định và các thành viên Tòa soạn tích lũy được các hiểu biết, kỹ năng và kinh nghiệm cho công tác.

Đã xây dựng thành công website Tạp chí và sử dụng tại địa chỉ http://www.tapchi.utb.edu.vn, cập nhật bản in online ngay sau khi biên tập xong.

Đã hợp tác với các nhà khoa học trong cả nước tham gia tư vấn, phản biện cho Tạp chí, gồm các cơ quan như: Viện hàn Lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Kinh tế quốc dân...

Tạp chí cũng đã được nhiều tác giả ở nhiều nơi biết đến và gửi bài.

Trong giai đoạn 2015 - 2019, Tạp chí đã xuất xuất bản 18 số (gồm in và online) với tổng số bài báo nhận được là 442, trong đó có 328 (chiếm tỉ lệ 74,3%) bài của tác giả trong Trường, 114 (chiếm 25,7%) bài của tác giả ngoài Trường; 278 bài được xét duyệt đăng (229 bài của tác giả trong Trường và 49 bài của tác giả ngoài Trường). Chất lượng bài báo ngày càng được hoàn thiện và nâng cao hơn.

Tạp chí được Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước tính điểm 05 ngành: Nông nghiệp - Lâm Nghiệp (0-0,5), Toán học (0-0,5), Sinh học (0-0,25), Giáo dục học (0,-0,25), Ngôn ngữ học (0-0,25).

Thống kê bài báo từ 2015 – 2019

tckhdhtb2020

3. Ý kiến thảo luận

Trong 5 năm qua, Tạp chí đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy vẫn còn các tồn tại, hạn chế như: vẫn còn thiếu bài, chưa đủ để xuất bản, đặc biệt lĩnh vực Khoa học Tự nhiên – Công nghệ; chất lượng của một số bài viết gửi đến Tạp chí chưa đảm bảo, lỗi văn phong, chính tả nhiều, nhiều tác giả chưa đọc thể lệ gửi bài, chưa format theo quy định của Tạp chí, nhiều bài với các nghiên cứu đã công bố... mặc dù nhiều bài như vậy đã được phản biện thông qua nhưng khi Hội đồng Biên tập họp và yêu cầu chỉnh sửa lại nhiều; do đó khâu yêu cầu tác giả chỉnh sửa lại mất nhiều thời gian dẫn tới khâu biên tập lại cũng mất thời gian; Khâu phản biện một số bài còn chưa thực sự chặt chẽ, chậm tiến độ; Việc in ấn chưa đảm bảo được tiến độ do chưa tìm được Nhà in ổn định, giá cả cao...

Để công tác tác Tạp chí ngày càng hoạt động ổn định cần khắc phục sớm những khâu này và bám sát kế hoạch đề ra trong những năm tiếp theo.

Một số giải pháp

Nâng cao năng lực quản lý, điều hành hoạt động Tạp chí. Đổi mới phương thức làm việc của Hội đồng Biên tập và Ban Thư ký. Đảm bảo sự khách quan, nghiêm túc, trung thực trong các khâu hoạt động của Tạp chí. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Tạp chí. Tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của các tạp chí khoa học khác và vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn hoạt động Tạp chí Khoa học của Nhà trường.

Tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động của Tạp chí. Xúc tiến hợp tác quốc tế trong công tác Tạp chí.

Khuyến khích tinh thần làm việc trách nhiệm, tận tâm, những đóng góp tích cực vì sự tiến bộ của Tạp chí và uy tín của Nhà trường.

Chú trọng quản lý, hỗ trợ việc thực hiện các nhiệm vụ KHCN một cách hiệu quả để có được các sản phẩm là những công bố khoa học có giá trị.

Tiếp tục đề nghị Hội đồng chức danh GS cấp Nhà nước đưa vào danh mục Tạp chí tính điểm: Một số ngành như Khoa học trái đất, Kinh tế, Công nghệ thông tin, Sử học, Triết học, Văn học… có số bài nhiều cần quan tâm trước, chuẩn bị.

Tăng cường viết bài, xuất bản bài báo bằng tiếng Anh: Tạp chí đã có một số bài viết bằng tiếng Anh, cần có biện pháp khuyến khích các tác giả viết bài hơn như: ưu tiên đăng trước…

Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ đăng bài nhất định đối với các giảng viên thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp (Theo kết luận cuộc họp của Hội đồng Khoa học Đào tạo ngày 24/5/2019):

+ Đối với nhiệm vụ KHCN các cấp bắt đầu phê duyệt thuyết minh thực hiện từ năm 2019 phải công bố ít nhất 01 bài trên Tạp chí khoa học Nhà trường;

+ Đối với các PGS, Tiến sĩ trong hai năm phải là tác giả đứng đầu (tác giả chính) ít nhất 01 bài báo khoa học đăng trên Tạp chí Khoa học Nhà trường, thực hiện từ tháng 06/2019;

+ Đối với các giảng viên đang học nghiên cứu sinh, trong thời gian đào tạo phải là tác giả đứng đầu (tác giả chính) ít nhất 01 bài đăng trên Tạp chí Khoa học Trường, thực hiện đối với các NCS nhập học từ năm 2017;

+ Đối với các giảng viên còn lại trong ba năm phải là tác giả đứng đầu (tác giả chính) ít nhất 01 bài báo khoa học đăng trên Tạp chí Khoa học Nhà trường, thực hiện từ tháng 06/2019.

tckhdhtb20201

tckhdhtb20202

LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN CỦA CHI BỘ KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON

0
0
0
s2smodern
powered by social2s

Được sự nhất trí và ủy quyền của Đảng uỷ Trường Đại học Tây Bắc, 17 giờ, ngày 02/07/2020, Chi bộ Khoa Tiểu học - Mầm non đã long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên cho 18 quần chúng ưu tú.

Một số thành tựu đạt được trong lĩnh vực hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ năm 2015-2020 của Trường Đại học Tây Bắc

0
0
0
s2smodern
powered by social2s

1. Một số thành tựu đạt được giai đoạn 2015-2020

Về tư vấn cơ chế chính sách. Nhà trường phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp và Tỉnh Đoàn Sơn La tư vấn cho UBND tỉnh Sơn La xúc tiến thành lập Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp và Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tỉnh Sơn La. Nhà trường cũng đã tham gia ý kiến tư vấn xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 về hoàn thiện nội dung thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo tại Sơn La.

Về tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo về khởi nghiệp. Năm 2016: Nhà trường đã phối hợp với Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sơn La tổ chức thành công “Diễn đàn khởi nghiệp Tây Bắc” ngày 29.10.2016 dành cho hơn 1.000 sinh viên và thanh niên Sơn La và Điện Biên. Lãnh đạo VCCI, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La cũng tham dự Diễn đàn này và đã tham gia phát động cuộc thi khởi nghiệp do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp – VCCI tổ chức. Sau diễn đàn này, Trường Đại học Tây Bắc trở thành một trong 15 trường đại học thuộc mạng lưới khởi nghiệp quốc gia. Năm 2017: Đoàn Thanh niên Trường Đại học Tây Bắc cũng đã tổ chức “Seminar Khởi nghiệp và Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học” vào tháng 5/2017. Có sáu báo cáo được trình bày tại Seminar này, liên quan đến những ý tưởng khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu khoa học của các Liên chi đoàn các khoa: Nông Lâm, Sinh Hóa, Toán - Lý - Tin, Kinh tế; báo cáo về khởi nghiệp và thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học; Viện Kỹ thuật Hoàng gia Anh và Chương trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học. Tháng 10.2017: Phối hợp với Mobifone Sơn La Tổ chức Diễn đàn khát vọng khởi nghiệp với sự tham gia diễn giả Nguyễn Hữu Thái Hòa và 2 chuyên gia Singapore. Tháng 11.2018: Phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sơn La tổ chức Diễn đàn Giao lưu - khởi nghiệp với sự tham gia của 25 doanh nghiệp và hơn 900 thanh niên sinh viên.

motsothanhtuuhtkn15 20

Về hoạt động của Câu lạc bộ Sáng tạo khởi nghiệp. Sau Diễn đàn khởi nghiệp năm 2016, Câu lạc bộ Sáng tạo khởi nghiệp với 200 thành viên được Đoàn Trường thành lập, đã trực tiếp triển khai rộng rãi Cuộc thi đến từng thành viên và từng liên chi đoàn trực thuộc Đoàn Trường. Để hỗ trợ các sinh viên và thanh niên khởi nghiệp, Trường đã tổ chức các cuộc thi và có các hoạt động tư vấn cho từng giai đoạn. Điển hình là mô hình Công ty Thực hành khởi nghiệp do Khoa Kinh tế thành lập dựa trên những kết quả thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường của nhóm giảng viên khoa Kinh tế. Mô hình Công ty tiến hành kinh doanh thực phẩm an toàn, sau một thời gian hoạt động đã xác định được những khó khăn về nguồn cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và vị trí (mặt bằng) của mô hình Công ty; từ đó đề xuất các giải pháp về phát triển thị trường, định hướng chiến lược và lựa chọn địa điểm kinh doanh. Các sinh viên tham gia mô hình Công ty này đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm thiết thực.Ngoài ra, Câu lạc bộ cũng được Nhà trường tạo điều kiện tham gia các khóa tập huấn về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Giảng viên nguồn (TOT) về khởi nghiệp do VCCI, BSA tổ chức.

Về tổ chức và tham gia các cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp. Năm 2016-2017: Tổ chức các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp lần đầu tiên do Câu lạc bộ Khởi nghiệp đứng ra tổ chức. Giai đoạn 1: Đăng ký ý tưởng kinh doanh. Các nhóm dự thi viết ngắn gọn về tên ý tưởng, tính độc đáo sáng tạo và tính khả thi của ý tưởng. Kết quả giai đoạn 1 đã thu hút được 103 ý tưởng của 103 nhóm sinh viên. Giai đoạn 2: Hướng dẫn viết dự án kinh doanh và tư vấn hoàn thiện kế hoạch kinh doanh. 10 nhóm có ý tưởng thuyết phục nhất được lựa chọn và hướng dẫn viết dự án. Giai đoạn 3: Tiếp tục cố vấn, góp ý cho 6 nhóm hoàn thiện dự án kinh doanh và bài thuyết trình trong vòng chung kết cấp Trường. Tại vòng chung kết, Câu lạc bộ mời Ban Giám khảo là đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Sơn La, Tỉnh Đoàn Sơn La và đại diện Lãnh đạo Nhà trường. Năm 2018-2019: Định kỳ tổ chức cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp, hướng dẫn sinh viên viết ý tưởng và kế hoạch kinh doanh, nhận bài, chọn lọc vào cuộc thi chung kết tại Trường và chọn ra 02 giải xuất gửi gửi dự thi vòng chung kết cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Năm 2018, 01 dự án đại học Tây Bắc đạt giải nhất cuộc thi khởi nghiệp toàn quốc, 01 dự án đạt giải khuyến khích cuộc thi khởi nghiệp do đại học Lâm nghiệp tổ chức. Năm 2019 hỗ trợ 4 ý tưởng của 04 nhóm cựu sinh viên Trường Đại học Tây Bắc đạt giải xuất sắc (trong tổng số 05 giải xuất sắc), mỗi giải thưởng được phần thưởng 50 triệu đồng. Trong đó có 02 ý tưởng được gửi đi dự thi vòng quốc gia, kết quả có 01 dự án đạt giải Ba toàn quốc nhận được giải thưởng và vốn hỗ trợ đầu tư.

Về thực hiện các nghiên cứu, các dự án về hỗ trợ khởi nghiệp. Các đơn vị và giảng viên đã bám sát bối cảnh và nhu cầu địa phương viết đề xuất và thực hiện các đề tài - dự án về lĩnh vực khởi nghiệp. Đề tài KHCN cấp cơ sở “Nghiên cứu khuyến nghị vận dụng các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại Trường Đại học Tây Bắc” do ThS. Đặng Thị Huyền Mi (Giảng viên Khoa Kinh tế) làm chủ nhiệm đề tài, thời gian thực hiện: năm học 2018-2019. Đề tài KHCN tỉnh Sơn La “Nghiên cứu thực trạng việc làm và xây dựng nội dung tư vấn khởi nghiệp cho thanh niên ở tỉnh Sơn La” do ThS. Giang Quỳnh Hương (Khoa Cơ sở) làm chủ nhiệm đề tài, thời gian thực hiện từ năm 2019-2020. Đề tài KHCN cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng mô hình khởi nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghiệp cao gắn với du lịch tại tiểu vùng Tây Bắc” do TS. Hoàng Xuân Trọng (Trưởng khoa Kinh tế) làm chủ nhiệm, thời gian thực hiện từ năm 2019-2020. Thực hiện Dự án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch” tại Huyện Vân Hồ và Mộc Châu, tỉnh Sơn La, với vai trò đối tác địa phương phối hợp với Tổ chức sáng kiến hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp kinh doanh (WISE) thực hiện. Dự án thuộc Dự án lớn GREAT (Hỗ trợ phụ nữ trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh doanh) được triển khai thực hiện từ 2019 - 2022, với sự tài trợ của Chính phủ Úc. Qua hoạt động nghiên cứu đã có các công bố khoa học về khởi nghiệp như: Đoàn Đức Lân, Hoàng Xuân Trọng, Bùi Thị Hoa Mận (2017), Một số trường hợp khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số tại Sơn La, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, chủ đề “Phát triển năng lực sáng tạo và cơ hội cho các ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp”, Trường ĐH Quốc gia, Hà Nội, năm 2017. Đặng Huyền Mi (2018), Tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Tây Bắc, Đặng Huyền Mi (2018), Một số chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, tháng 6 năm 2018. Hoàng Xuân Trọng (2019), Tổng quan về mô hình khởi nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với du lịch và các vấn đề cần nghiên cứu tại vùng Tây Bắc, Tạp chí Châu Á Thái Bình Dương, tháng 11 năm 2019.

Về tư vấn hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp và những thành công. Trường Đại học Tây Bắc đóng vai trò là nơi trang bị kiến thức, kỹ năng, khởi nguồn ý tưởng, luôn tư vấn đồng hành và là cầu nối giữa sinh viên có khát vọng khởi nghiệp với hệ sinh thái khởi nghiệp các tỉnh Tây Bắc và quốc gia. Thời gian qua, một số mô hình được Nhà trường hỗ trợ, ươm tạo và đã có những bước đầu thành công sau đây:

* Hợp tác xã  thủy sản và du lịch sinh thái Quỳnh Nhai. Người sáng lập startup này là Là Văn Phong cựu sinh viên K52 lớp Cao đẳng Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tây Bắc. Với sự tư vấn của giảng viên khoa Kinh tế - Trường Đại học Tây Bắc, ý tưởng thành lập Startup này được Là Văn Phong cùng các bạn đồng nghiệp phát triển dựa trên tiềm năng của vùng lòng hồ thủy điện Sơn La về du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy sản. Với vai trò tiên phong khai thác tiềm năng du lịch trở thành sản phẩm du lịch hấp dãn, Hợp tác xã đã góp phần thay đổi thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội huyện Quỳnh Nhai, thu hút đông đảo du khách và các nhà đầu tư đến kinh doanh tại vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La.

* Hợp tác xã nông nghiệp xanh AMO. Địa chỉ: bản Rừng Thông, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Người sáng lập là Giàng A Dạy nguyên sinh viên K52 Đại học Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tây Bắc. Năm 2015, A Dạy đã tham gia Chương trình thực tập sinh tại Israel theo thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Tây Bắc và Công ty cổ phần phát triển nông nghiệp và xây dựng OLECO (trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và về nước tháng 8.2016. Được tiếp cận với nền nông nghiệp công nghệ cao trong thời gian trải nghiệm tại Israel A Dạy rất ấn tượng và quyết tâm học hỏi, áp dụng những hiểu biết học được tại quê nhà, nơi bị khô hạn nhiều vào mùa khô và tình trạng mất rừng do canh tác ngô Cây rừng không còn trên những triền đất dốc, gây tình trạng lớp đất bề bị xói mòn và lớp đá đang nhô lên, khả năng giữ nước của đất đai giảm sút nhiều do mất đi thảm cây rừng. Do trồng ngô trên đất dốc lẫn đá sỏi nên không thể làm cỏ bằng các phương tiện, công cụ sử dụng trên đất bằng nên nông dân dùng thuốc hóa học để diệt cỏ.Về việc canh tác ngô trên đất dốc là hoạt động sản xuất không bền vững, gây tác hại môi trường. Khi đó A Dạy có ý tưởng thay thế cây ngô bằng trồng cỏ chăn nuôi hoặc trồng chuối. Việc trồng cỏ trên các triền đất dốc là tương đối khả thi và bền vững. Đến năm 2020, A Dạy đã phát triển thung lũng trồng cỏ voi để nuôi bò theo định hướng hữu có, đã thu hút được 10 thành viên hợp tác xã với đàn bò gồm 50 con.

* Công ty cổ phần phát triển nông nghiệp Sơn La. Địa chỉ: xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Người sáng lập Startup này là Vì Văn Bình, dân tộc Thái, nguyên sinh viên lớp Nông học K47, Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Tây Bắc. Khởi nghiệp với một diện tích đất khoảng 2000 m2 thuê tại xã Chiềng Ban và hoài bão của ba sinh viên tốt nghiệp Khoa Nông - Lâm, hiện tại là Công ty đứng đầu về nuôi trồng nấm ăn của tỉnh Sơn La với 3 xưởng sản xuất, chủ động tự phân lập và sản xuất giống nấm sò và mộc nhĩ (nấm mèo); cung cấp sản phẩm cho tỉnh Sơn La (12 huyện/thành phố), các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội. Startup này đã giải quyết việc làm cho 47 người lao động có bằng thạc sỹ, cử nhân, cao đẳng và lao động phổ thông với mức lương từ 4.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

Ý tưởng nuôi trồng nấm ăn trên phế thải cây ngô được nhóm nghiên cứu gồm các giảng viên, sinh viên Khoa Nông Lâm của Trường thực hiện từ hơn 10 năm trước, và năm 2006 đã giành được Giải thưởng, tài trợ của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam thông qua cuộc thi Ngày Sáng tạo Việt Nam (Vietnam Innovation Day 2006). Hướng nghiên cứu, ứng dụng nuôi trồng nấm ăn trên phế thải cây ngô tại Trường Đại học Tây Bắc được duy trì từ đó đến nay với các dự án tài trợ của Quỹ Xã hội dân sự (Ngân hàng Thế giới), Ngân hàng SHB, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Dự án hỗ trợ kỹ thuật của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Trường Đại học Tây Bắc, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường. V.V.B và các sinh viên Khoa Nông Lâm được tìm hiểu, tham gia các đề tài, dự án liên quan và ý tưởng khởi nghiệp với Công ty cổ phần phát triển nông nghiệp Sơn La cũng xuất phát từ đó. L.V.P cùng nhóm khởi nghiệp cũng được tham gia khảo sát và thực hiện đề nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch bền vững lòng hồ thủy điện Sơn La”, qua đó thu nhận được nhiều kiến thức quản lý và hoàn hiện mô hình kinh doanh hiện tại. Khoa Kinh tế với chương trình đào tạo cũng chú trọng gắn kết với thực tiễn địa phương và hợp tác hiệu quả với các doanh nghiệp trên địa bàn.

* Mô hình khởi nghiệp chăn nuôi dế và chế biến sản phẩm từ dế. Địa chỉ: Khu Thực nghiệm tại Cơ sở thành phố Sơn La thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ - Trường Đại học Tây Bắc, tỉnh Sơn La. Người sáng lập Startup này là La Văn Quý , nguyên sinh viên lớp K54 ĐH Giáo dục Chính trị Trường Đại học Tây Bắc. Sinh ra trong hòa cảnh đặc biệt khó khăn nhưng Quý đã cố gắng tự vượt lên hoàn cảnh. Được sự hỗ trợ của Nhà trường, Quý đã sử dụng khu nhà chăn nuôi của Trường Đại học Tây Bắc để mở rộng quy mô chăn thả dế từ khâu mua dế, chăm dế, rồi tìm thị trường tiêu thụ. Năm 2019, với sự tư vấn của các giảng viên, Quý không chỉ bán dế thương phẩm mà còn chế biến dế thành phẩm như khô dế và đang tính đến phương án chế biến thành khẩu xén dế và tiến tới là xúc xích dế.

Về các đối tác quan trọng trong hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp. Đó là các đối tác Nhật Bản, Australia đã đề cập trong phần IV. Hoạt động hợp tác quốc tế. Đồng thời, Trường Đại học Tây Bắc hiện đã có những hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ kỹ thuật với một một số doanh nghiệp như Công ty OLECO, Greenfeed Việt Nam, Greenfarm (Mộc Châu, Sơn La)… Những hợp tác này hỗ trợ tích cực cho các sinh viên thực hành, thực tập, nhận học bổng của doanh nghiệp, cơ hội việc làm. Sự quan tâm, tư vấn, kết nối của Nhà trường với các sinh viên sau khi tốt nghiệp, tham gia thành lập các doanh nghiệp khởi nghiệp, phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sơn La cũng là yếu tố góp phần thành công. Trường Đại học Tây Bắc cũng đã phối hợp với Ủy ban Dân tộc khảo sát nhu cầu khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số tại một số địa phương của tỉnh Sơn La và tại Diễn đàn “Hợp tác, kết nối hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số khởi nghiệp”, Trường đã ký Thỏa thuận hợp tác với Tổ Công tác 569 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về nghiên cứu kết nối hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số khởi nghiệp. Các cựu sinh viên Giàng A Dạy, Là Văn Phong cùng các thanh niên dân tộc thiểu số đã tham gia Diễn đàn này, trưng bày sản phẩm, trình bày ý kiến và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người tham gia Diễn đàn. Nhà trường đã cử giảng viên tham gia mạng lưới cố vấn khởi nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số và vùng miền núi. Nhà trường đã ký Thỏa thuận hợp tác với Tổ chức sáng kiến hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp WISE triển khai Dự án Nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số kinh doanh và khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch và nông nghiệp tại huyện Mộc Châu và Vân Hồ. Trường cũng đã ký thỏa thuận hợp tác với Công ty IC Food (Hàn Quốc). Đây là công ty Hàn Quốc, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, đã có nhà máy đang hoạt động tại huyện Vân Hồ (Sơn La). Công ty đã tuyển dụng một số sinh viên của Trường.

2. Một số hạn chế và nguyên nhân

Về ý tưởng sáng tạo: Hàng năm Trường ta đã triển khai các cuộc thi khởi nghiệp. Tuy nhiên các ý tưởng chưa đi vào thực tiễn và chưa có tính đổi mới sáng tạo. Nguyên nhân: các em sinh viên chưa hiểu rõ bản chất của một ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (chưa được đào tạo hiểu biết về startup), chưa có đội nhóm tốt cùng làm, chưa có trải nghiệm và chưa biết cách xây dựng kế hoạch của một dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Về quy trình ươm tạo: Hiện nay, quy trình ươm tạo dự án khởi nghiệm qua các giai đoạn: Tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, trao giải và gửi dự án tham gia các cuộc thi ở cấp cao hơn. Như vậy, các dự án chưa trải qua được giai đoạn trải nghiệm thực tế để học hỏi và điều chỉnh nên việc đánh giá ở cuộc thi cấp cao hơn chưa cao.

Về mô hình kinh doanh: Các mô hình hiện tại chưa có sự đổi mới sáng tạo nhiều do sự hiểu biết của các startup về mô hình kinh doanh chưa tốt, các startup đi theo “lối mòn tư duy”, làm theo những mô hình người đi trước đã làm.

Về quỹ hỗ trợ khởi nghiệp và kết nối các quỹ, các nhà đầu tư: Hiện nay, chúng ta đang chưa tiếp cận được nhiều các quỹ này ở Trung ương và tỉnh Sơn La. Nguyên nhân chính là các quỹ này chủ yếu dành cho các dự án về công nghệ thông tin hoặc những dự án có sự đột phá về sự phát triển thị trường, mà các dự án của chúng ta thiên về phát triển tài nguyên nông lâm nghiệp tại khu vực Tây Bắc nên rất khó tiếp cận.

Vể cơ chế, chính sách của Nhà trường: Nhà trường đã có phân giao nhiệm vụ công việc giữa các bộ phận chức năng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các bộ phận như Đoàn thanh niên và phòng Công tác chính trị - Quản lý người học vẫn có những công việc bị chồng chéo nhau do cả hai bộ phận này đều có chức năng hỗ trợ đoàn viên, thanh niên, học sinh trong hình thành ý tưởng và xây dựng dự án khởi nghiệp.

3. Phương hướng về hoạt động ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

- Định kỳ hàng năm, tiếp tục tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp trong toàn trường để chọn ra các ý tưởng độc đáo và hướng dẫn viết dự án khởi nghiệp tham dự cuộc thi khởi nghiệp quốc gia.

- Mở các khoá đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho sinh viên: hướng dẫn tìm ý tưởng khởi nghiệp, kỹ năng lập mô hình kinh doanh, hướng dẫn viết dự án khởi nghiệp, kỹ năng khởi nghiệp tinh gọn, kỹ năng thuyết trình.

- Tổ chức sự kiện 1 lần/tháng: gặp gỡ doanh nhân, giao lưu, chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm khởi nghiệp, các trò chơi mô phỏng kinh doanh, học hỏi các mô hình khởi nghiệm về nông nghiệp công nghệ cao, du lịch và công nghệ thông tin

- Xúc tiến thành lập Vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong khuôn viên Nhà trường; kết nối với các quỹ đầu tư, vườm ươm khởi nghiệp trong cả nước. Hoàn thiện quy trình ươm tạo – tăng tốc kinh doanh dành cho sinh viên.

- Đề xuất đổi mới trong kế hoạch: tổ chức một quy trình ươm tạo khởi nghiệp từ 3-4 tháng gồm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: đăng ký và tham dự đào tạo về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, giới thiệu các kết quả đề tài nghiên cứu khoa học của Nhà trường có thể thương mại hoá, thành lập các đội nhóm, chọn lĩnh vực viết dự án khởi nghiệp. Ngay từ giai đoạn 1, sẽ mời một số doanh nghiệp đồng hành (trực tiếp hoặc từ xa) cùng qui trình ươm tạo của Nhà trường.

+ Giai đoạn 2: trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp/ lĩnh vực sẽ viết dự án khởi nghiệp và khám phá những khoảng trống khởi nghiệp (đúng nhu cầu thị trường).

+ Giai đoạn 3: viết dự án khởi nghiệp

- Từ các kết quả đề tài nghiên cứu khoa học của trường, lựa chọn chủ đề phù hợp viết dự án khởi nghiệp để thương mại hoá kết quả nghiên cứu. Tập trung khuyến khích và hỗ trợ tối đa các dự án khởi nghiệp hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học.

- Phối hợp và tham gia cùng UBND tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp và tỉnh Đoàn Sơn La thành lập Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, Trung tâm đổi mới sáng tạo, đồng thời tiếp tục kết nối với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài tỉnh thực hiện các hoạt động khởi nghiệp, đồng thời hoàn thiện quy trình hỗ trợ khởi nghiệp cho đối tượng là sinh viên trong trường nói riêng và thanh niên các tỉnh Tây Bắc nói chung./.

ĐẠI HỘI CHI BỘ KHOA KINH TẾ: NHIỆM KỲ MỚI - QUYẾT TÂM CAO

0
0
0
s2smodern
powered by social2s

Thực hiện Hướng dẫn số 15-HD/TU ngày 07/11/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La về việc hướng dẫn tổ chức đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu lần thứ XIII của Đảng; Hướng dẫn số 16-HD/TU ngày 07/11/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La về việc Hướng dẫn một số nội dung trong công tác nhân sự cấp ủy tại đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025; Căn cứ theo Hướng dẫn số 19-HD/ĐU ngày 21 tháng 11 năm 2019, Hướng dẫn tổ chức đại hội Chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2020-2023.

Ngày 21/02/2020, tại Phòng họp 1 - Nhà A, Chi bộ Khoa Kinh tế tiến hành tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2020 - 2023. Đến dự và chỉ đạo Đại hội Chi bộ Khoa Kinh tế có Đ/c Đoàn Đức Lân - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường. 

Đại hội Chi bộ đã đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2018-2020, kiểm điểm sự lãnh đạo của cấp ủy Chi bộ nhiệm kỳ 2018-2020, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2020-2023 của Chi bộ; Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia vào văn kiện Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIII (nhiệm kỳ 2020-2025), và bầu ra cấp ủy Chi bộ khóa mới, nhiệm kỳ 2020-2023.

1. Thành tựu đạt được trong nhiệm kỳ 2018 - 2020

Trong nhiệm kỳ vừa qua Chi bộ Khoa Kinh tế đã tích cực triển khai và thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp. Trong điều kiện có những thuận lợi và khó khăn, song được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Ban chấp hành Đảng bộ. Đặc biệt là sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, thống nhất của Cấp uỷ, Chi bộ, các tổ bộ môn, các tổ chức đoàn thể và toàn thể cán bộ, giảng viên trong Khoa đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Kết quả cụ thể:

* Về lãnh đạo nhiệm vụ chuyên môn

- 100% các đồng chí đảng viên trong Chi bộ thực hiện tốt nề nếp quy chế chuyên môn của Khoa, của Trường đề ra. 100% các giảng viên trong Khoa, Bộ môn đều thực hiện đủ định mức đăng ký trong các năm học. Toàn bộ đảng viên, giảng viên luôn tích cực trong nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, tăng cường khả năng thực hành cho sinh viên. 100% giảng viên tích cực tham gia hỗ trợ LHS Lào.

- Chi bộ đã lãnh đạo chính quyền Khoa đề xuất mở được hai ngành đào tạo mới: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2018-2019) và Tài chính ngân hàng (bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2019-2020).

- 100% giảng viên tham gia bài viết đăng hội thảo, tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế, viết đề xuất và tham gia nghiên cứu đề tài khoa học các cấp. Cụ thể: 03 Đề tài NCKH cấp Bộ; 04 đề tài NCKH cấp tỉnh (Sơn La: 02 đề tài, Điện Biên: 01 đề tài và Hòa Bình: 01 đề tài); 08 đề tài NCKH cấp trường của giảng viên và 10 đề tài NCKH của sinh viên. Bài báo khoa học trong nước: 39 bài và 04 bài đăng trên Tạp chí Khoa học của Nhà trường; bài báo quốc tế: 03 bài; Bài viết Hội thảo các cấp: 10 bài.

- Các đ/c đảng viên, giảng viên đều tích cực học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đến nay Khoa có 06 tiến sĩ, 05 đồng chí NCS, 15 giảng viên có trình độ thạc sĩ, 01 cử nhân. Khoa có 05 giảng viên tham gia học văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh, 18 giảng viên, cán bộ tham gia các lớp học Tiếng Anh với Trợ giảng Hoa Kỳ, có 03 giảng viên đăng ký học tiếng Anh trực tuyến (QTS) trong khuôn khổ hỗ trợ của chương trình Aus4Skills.

- Công tác quảng bá tuyển sinh cũng được Khoa quan tâm và thực hiện, cụ thể có 01 giảng viên tham gia công tác quảng bá tuyển sinh của Nhà trường, Khoa xây dựng website mới, xây dựng fanpage của khoa và fanpage của 3 bộ môn, tăng cường công tác kết nối với cựu sinh viên và các doanh nghiệp.

- Chi bộ lãnh đạo Liên chi đoàn, chi đoàn GVCB và các bộ môn tích cực tham gia hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng. Kết nối với các doanh nghiệp trong việc tăng cường khả năng thực hành, thực tế cho sinh viên. Khuyến khích các đảng viên, giảng viên phát huy tinh thần khởi nghiệp và hỗ trợ sinh viên, cựu sinh viên khởi nghiệp. Phối hợp với Tổ chức sáng kiến hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp kinh doanh (WISE) lập kế hoạch và triển khai Dự án phát triển du lịch cộng đồng tại bản Phụ Mẫu, xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ; Tham gia đoàn khảo sát của tổ chức IFPaT chuẩn bị cho Dự án du lịch kết hợp nông nghiệp tại bản Bó, phường Chiềng An, TP. Sơn La.

* Về lãnh đạo công tác tư tưởng chính trị

Trong nhiệm kỳ vừa qua những Chỉ thị, Nghị quyết mới của Đảng, chính sách mới của Nhà nước đều được Chi ủy tổ chức họp quán triệt, thảo luận cùng các đảng viên. Các buổi sinh hoạt chính trị của Chi bộ đều có chất lượng, cán bộ đảng viên trong Chi bộ đều gương mẫu chấp hành tốt điều lệ Đảng.

Chi bộ đạt Chi bộ Đảng trong sạch, vững mạnh liên tục trong nhiệm kỳ 2018 – 2020.

* Lãnh đạo các tổ chức đoàn thể, quần chúng

Lãnh đạo, chỉ đạo thành công Đại hội Liên chi đoàn nhiệm kỳ 2018-2020. Liên chi đoàn Khoa Kinh tế đạt tiêu chuẩn Liên chi đoàn trong sạch, vững mạnh.

Lãnh đạo Công đoàn bộ phận Khoa Kinh tế đạt Công đoàn bộ phận xuất sắc năm học 2017-2018 và năm học 2018-2019.

* Công tác phát triển Đảng

- Công tác phát triển Đảng đã được thực hiện thường xuyên.

- Trong nhiệm kỳ vừa qua Chi bộ đã kết nạp được thêm 13 đảng viên mới; Xét công nhận đối tượng cho 38 đối tượng đảng, cử đi học lớp bồi dưỡng nhận thức về đảng cho 58 đối tượng và lớp đảng viên mới là 13 đảng viên

2. Bài học kinh nghiệm

Chi bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo sát sao để đề ra các biện pháp tích cực trong việc nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và các hoạt động khác. Đoàn kết xây dựng Chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị tư tưởng, không ngừng nâng cao sức mạnh lãnh đạo toàn diện đưa Khoa Kinh tế phát triển nhanh, vững chắc. Chi bộ rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Không ngừng nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức lối sống tốt cho toàn thể cán bộ giảng viên, đảng viên, quần chúng. Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, tăng cường cải tiến, đổi mới phương pháp dạy – học, nghiên cứu khoa học.

Phát huy vai trò dân chủ, tiên phong, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy.

Thực hiện tốt việc đấu tranh tự phê bình và phê bình, kiên quyết phê phán các hiện tượng mất dân chủ, dân chủ hình thức. Đổi mới quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết bảo đảm phát huy trí tuệ tập thể cấp ủy và cán bộ, đảng viên và giảng viên.

Lãnh đạo các đoàn thể quần chúng thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị bằng những hoạt động đặc thù, xây dựng các đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

Đặc biệt đối với lãnh đạo nhiệm vụ chính trị, Chi bộ đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chuyên môn:

Chi bộ lãnh đạo Khoa xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên môn cả năm học, từng kỳ học. Tổ chức kiểm tra chuyên môn thường xuyên ở các bộ môn, đánh giá kết quả, kiểm tra đột xuất,... Lãnh đạo các bộ môn, tổ chức đoàn thể chủ động thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.

Tổ chức thường xuyên các buổi ngoại khóa, trao đổi, chia sẻ với sinh viên về kỹ năng, chuyên môn. Tổ chức Diễn đàn tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên. Tăng cường công tác thực hành, rèn nghề: Giáo viên cần xây dựng mô hình thực hành gắn kết với các doanh nghiệp trong thực tế, thành thạo kỹ năng, cập nhật văn bản chế độ,…

Tổ chức các hoạt động giao lưu với các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, các chuyên gia, doanh nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh để tăng cường thực tiễn cho giảng viên, sinh viên.

Đối với hoạt động NCKH: Lãnh đạo các bộ môn quản lý tốt việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đã đăng ký. Khuyến khích giảng viên tăng cường viết bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài trường đảm bảo tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng nghiên cứu chuyên sâu; Chi đoàn GVCB tìm hiểu thường xuyên thông tin hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành để các giảng viên trẻ viết bài, tham dự; Cố vấn học tập tư vấn để mỗi lớp đạt tỉ lệ 5-10% sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp khoa, cấp trường.


Đại hội tiến hành bỏ phiếu nghiêm túc, khẩn trương.

Ban chi ủy nhiệm kỳ mới 2020 - 2023 của Chi bộ Khoa Kinh tế ra mắt Đại hội

Đ/c Đoàn Đức Lân - Ủy viên BTV Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Phát biểu chỉ đạo Đại hội, đồng chí Đoàn Đức Lân – Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường đã biểu dương, ghi nhận những kết quả đạt được của Chi bộ Khoa Kinh tế trong nhiệm kỳ 2018 – 2020. Đồng chí đề nghị trong nhiệm kỳ tới, Chi bộ Khoa Kinh tế cần tiếp tục giữ vững khối đoàn kết và không ngừng nâng cao công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên. Chi bộ cần định hướng xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị là giảng dạy và nghiên cứu khoa học để phục vụ trực tiếp cho công tác nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa, của Nhà trường.

Được sự quan tâm, phối hợp giúp đỡ của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các đơn vị và tổ chức đoàn thể, Chi bộ khoa Kinh tế quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2020-2023 và xây dựng Khoa Kinh tế ngày càng vững mạnh. Đặc biệt, với đội ngũ trẻ có năng lực, nhiệt huyết trong công việc, Khoa Kinh tế phấn đấu trở thành một trong những Khoa dẫn đầu của Nhà trường trong đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế… và phấn đấu vươn lên trở thành Khoa có thương hiệu uy tín, đi đầu trong lĩnh vực đào tạo cử nhân kinh tế cho khu vực Tây Bắc./.