Bạn đang ở: HomeHợp tác quốc tếThông báo - Tin tức - Sự kiệnHọp Ban Điều phối Dự án “Nông Lâm kết hợp cho sinh kế nông hộ nhỏ vùng Tây Bắc Việt Nam”

Họp Ban Điều phối Dự án “Nông Lâm kết hợp cho sinh kế nông hộ nhỏ vùng Tây Bắc Việt Nam”

0
0
0
s2smodern
powered by social2s

Trước khi tiến hành cuộc họp Ban Điều phối quý II năm 2014, chiều ngày 23/6/2014, các thành viên tham dự cuộc họp đi thăm mô hình tại 4 hộ nông dân ở huyện Văn Chấn để thảo luận và đánh giá thực tế các hoạt động triển khai trên đồng ruộng.

Mô hình tại thực địa

          Cuộc họp Ban điều phối được tổ chức ngày 24/6/2014 tại hội trường Khách sạn Nghĩa Lộ, Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái).

          Tham dự Hội nghị có các đối tác chính là: Trường Đại học Tây Bắc (TBU); Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI); Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc (FSCN); Sở NN&PTNT các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Yên Bái,  Tổ chức Nông Lâm thế giới (ICRAF). Đại diện Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia  (ACIAR) – tổ chức tài trợ chính cho Dự án cũng tham dự cuộc họp.

           Trong cuộc họp lần này, ICRAF sẽ phụ trách việc báo cáo nội dung công việc của mục tiêu 1, 2 và 4; Trường Đại học Tây Bắc báo cáo mục tiêu 3. Hình thức báo cáo cung có sự thay đổi so với trước, lần này sẽ báo cáo theo tiến độ kế hoạch công việc và hướng triển khai các công việc tiếp theo.

          Ông La Nguyễn – Giám đốc Dự án thông báo lại các khuyến nghị quan trọng từ tổ đánh giá giữa kỳ Dự án, cụ thể gồm các nội dung sau: Kết hợp các mục tiêu riêng lẻ để tạo ra 1 đầu ra chung cho Dự án và các tiên bộ được chuyển giao; cần có một kế hoạch rõ ràng cho việc phát triển mở rộng mô hình; tăng quy mô sản xuất cây giống và cung cấp giống cây chất lượng cao; đánh giá hiệu quả từng thử nghiệm và đưa ra quyết định; liên kết nhóm sản xuất với thị trường và mở rộng quy mô số lượng nông dân; cần có kế hoạch tham gia vào chính sách cấp quốc gia; có kế hoạch rõ ràng trong tương lai; xuất bản các tài liệu dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau; đánh giá kết quả tập huấn trước và sau của người tham gia.

Ông La Nguyễn – Giám đốc Dự án báo cáo các kết quả đạt được

          Ông La Nguyễn có chỉ rõ ở mục tiêu 01 về thiết kế các thử nghiệm nông lâm tổng hợp chúng ta đã hoàn thành việc thiết kế 10 thử nghệm vào năm 2012, nhưng đến thời điểm hiện tại một số thử nghiệm chưa đủ các lần lặp vì vậy các đơn vị cần sớm triển khai việc tìm đất để hoàn tất việc thiết kế vào trước tháng 9/2014. Thử nghiệm về cây Sa nhân sẽ dừng không tiến hành nữa vì theo ý kiến của tổ đánh giá thì thử nghiệm này không phù hợp với mục tiêu của Dự án.

          Dự án sẽ triển khai nhân rộng mô hình nông lâm kết hợp do ICRAF, FSCN và Sở Nông nghiệp của 3 tỉnh phụ trách. Dự án sẽ tiến hành họp dân và thảo luận để xác định nhu cầu người dân làm cơ sở xác định số lượng và loại cây giống, sau đó xây dựng vườn ươm để cung cấp cây giống cho các hộ dân. Ở Sơn La sau khi cho dân lựa chọn, cho điểm và lựa chọn ra 7 loại cây gồm cả cây ăn quả, cây lâm nghiệp, đang trong quá trình làm vườn ươm. Trong thời gian tới sẽ triển khai nội dung này ở Yên Bái và Điện Biên, đề nghị có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị.

          Nội dung mục tiêu 2 về vườn ươm hiện nay đã có 1 bài báo của Ông Vũ Văn Thuận đăng trên tạp chí Lâm nghiệp, trong cuối tháng 7 chúng ta sẽ có 15 thành viên đi thăm quan mô hình ở Philippines sau đó về viết tài liệu chuyển giao kỹ thuật nông lâm kết hợp cho các hộ dân.

          Nội dung mục tiêu 3 việc phân tích hàm lượng dinh dưỡng của các cây bón phân, so sánh với cây mọc hoang dã. Không dùng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh. Thí nghiệm phân bón, thuốc, đốn tỉa phải được thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau, tác động làm sao phải duy trì được chất lượng của quả Sơn Tra. Cần có kế hoạch phân tích thành phần chất dinh dưỡng của Sơn Tra tại các mô hình. Lò xấy bằng điện là không hiệu quả thì nên xây lò xấy bằng củi.

          Mục tiêu 4 cần xác định khu vực mở rộng mô hình nông lâm kết hợp tổng hợp, phát triển hệ thống tài liệu chuyển giao kỹ thuật.

Bà Nguyễn Thị Thanh An – Đại diện cho ACIAR phát biểu tại cuộc họp

          Bà Nguyễn Thị Thanh An đại diện cho ACIAR phát biểu một số ý kiến như sau: Khi đi thăm thực địa chúng tôi thấy được những khó khăn khi triển khai ở thực địa. Sự vào cuộc của các đối tác địa phương có vai trò rất quan trọng. ACIAR mong đợi đạt được 3 điểm: Có chiến lược tổng thể một cách rõ ràng cho 2 năm tới, nhiệm vụ cụ thể của mỗi cá nhân phải rõ ràng, rà soát lại tất cả các thí nghiệm. Quan điểm của ACIAR là có nhiều đối tác cùng tham gia 1 Dự án để cùng phối hợp thực hiện, mong muốn các đơn vị hoàn thành kế hoạch. Cần có sự kết nối các đơn vị trong Dự án, kết nối các Dự án do ACIAR tài trợ. Thay đổi là cần thiết nếu chúng ta có kết quả tốt nhất.

          Phát biểu tổng kết tại cuộc họp, TS. Delia – Trưởng đại diện ICRAF tại Việt Nam cho biết, hiện nay là thời điểm để chúng ta xem xét lại các cam kết về việc triển khai Dự án. Dự án của chúng ta gặp nhiều khó khăn nhưng chúng ta sẽ cố gắng vượt qua, ICRAF cam kết sẽ nỗ lực để các Dự án triển khai trong điều kiện tốt nhất. Trong quá trình thực hiện chúng tôi thấy có nhiều tiến triển thuận lợi và trong thời gian còn lại chúng ta cần tập trung vào một số nội dung: Quản lý thí nghiệm; thu thập số liệu; thúc đẩy hoạt động mở rộng mô hình NLKH; thúc đẩy hoạt động giám sát đánh giá các kết quả cũng như tác động của Dự án.